Là một giáo viên mầm non, chắc hẳn không ít lần các bạn phải trải qua những tình huống sư phạm hóc búa và cảm thấy bế tắc khi tìm hướng giải quyết. Dưới đây sẽ là 99 Tình Huống Sư Phạm Mầm Non một số tình huống sư phạm điển hình, cùng những cách giải quyết vấn đề hay nhất mà Icare-Plus muốn giới thiệu, các bạn cùng tham khảo nhé!
Giới thiệu về “ 99 Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Và Những Giải Pháp Ứng Xử”
Đây là tên tài liệu do NXB Giáo dục phát hành tập hợp 99 tình huống sư phạm điển hình từ thực tiễn giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục ĐH.
Trong số 99 tình huống sư phạm được nêu trong cuốn sách này có 72 tình huống đã có những giải pháp ứng xử để bạn đọc tham khảo và 27 tình huống đang chờ người ứng xử. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những giải pháp ứng xử được số đông lựa chọn và ý kiến kèm theo cùng dư luận và kiến nghị
99 tình huống sư phạm là 99 thử thách mà người giáo viên phải vượt qua, nhưng phải đúng với những nguyên lí giáo dục, nguyên tắc sư phạm, sát với tình hình thực tế và có hiệu quả cao.
Đó là thử thách do khác biệt văn hóa khi giáo viên miền xuôi lên miền núi dạy học; là những cuộc “lật đổ âm thầm” khi học sinh không hài lòng với giáo viên; là những lúng túng, ngại ngùng khi giải thích những thắc mắc liên quan đến giới tính; những “chuyên gia tâm lí” khi tư vấn cho học sinh những vấn đề mà các em mặc cảm; các tình huống giáo viên phải đối mặt với những vấn đề thời sự học đường như ma túy, bạo lực trong nhà trường …
Sức cuốn hút của cuốn sách được cho là ở cách thể hiện sinh động bằng các “bài tập tình huống” cùng những phương án xử lí khác nhau, gợi mở để người đọc tự suy nghĩ và lựa chọn phương án xử lí tối ưu.
Những tình huống Sư Phạm Mầm Non thường gặp và cách xử trí hiệu quả
Tình huống khi phát hiện trẻ bị đau mắt
Với tình huống phát hiện trẻ bị đau mắt sẽ thường xảy ra với trẻ từ 25 – 36 tháng. Đặc biệt là khi bạn rửa mặt cho bé, cô giáo phát hiện ra trẻ bị đau mắt. Ở trong trường hợp này, bạn sẽ xử trí như thế nào. Đây cũng là một trong 99 tình huống sư phạm mầm non thường gặp nhất.
Cách giải quyết:
- Trước tiên bạn hãy rửa mặt cho trẻ khác và để trẻ đau mắt rửa lại sau cùng. Sau khi rửa xong cho trẻ này. Khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng. Sau đó luộc qua với nước sôi rồi đem đi phơi nắng.
- Bạn đừng quên rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn. Để hạn chế tối đa việc lây nhiễm sang trẻ khác. Dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ mắt cho trẻ và sau đó cách ly với trẻ khác.
- Khi đến giờ ra về bạn hãy trao đổi với phụ huynh và nói về tình trạng của trẻ. Để cùng đưa ra được phương án tốt nhất. Nếu được hãy cho trẻ nghỉ học để không lây sang cho bạn khác.
Trẻ hay đánh bạn
Tình huống: Nếu trong lớp bạn đang dạy có một bé rất hay đánh bạn. Vậy thì các bạn cần xử lý như thế nào?
Cách xử lý:
Đây là một tình huống sư phạm mầm non xảy ra khá phổ biến. Với tình huống này các bạn có thể xử lý theo cách sau:
- Cô cần phải giúp trẻ hiểu được hành vi đánh bạn của trẻ là một hành vi xấu, không nên làm. Các trẻ trong lớp cần phải yêu thương, chia sẻ, đoàn kết với nhau
- Nếu các trẻ có việc gì thì nên trình bày với cô để cô giúp đỡ giải quyết
Một số trẻ không chịu đi ngủ
Tình huống:
Trong giờ ngủ trưa, có một số bé không chịu đi ngủ hay vẫn chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, còn có bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn bên cạnh để bạn khóc ré lên om sòm, có bé thì lại khóc thút thít đòi về với mẹ… Là một giáo viên mầm non, trong trường hợp này bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các bé khác?
Cách giải quyết:
- Khi lần đầu tiên tới lớp, các cô cần tạo cho trẻ thói quen đi ngủ khi đến giờ ngủ.
- Cô có thể kể vài câu chuyện cổ tích cho bé nghe, không nên kể to mà hãy kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cô cũng có thể hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
- Trong trường hợp, bé không muốn ngủ thì bạn cũng không nên ép buộc trẻ, hãy tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh chẳng hạn như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo rằng cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.
Trẻ không tham gia chơi với các bạn
Tình huống: Trong lớp tổ chức các hoạt động vui chơi chung cho trẻ. Các trẻ khác đã bắt đầu hòa nhập vào cuộc chơi nhưng có một trẻ vẫn ngồi im, không tham gia vào. Vậy nên xử lý tình huống sư phạm mầm non sao?
Cách xử lý:
Trước hết giáo viên cần phải tìm hiểu xem bé không tham gia chơi cùng các bạn nguyên nhân là do đâu, từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp.
- Nếu bé không chơi cùng các bạn bởi lý do sức khỏe thì giáo viên cần phải có biện pháp và cách thức chăm sóc sức khỏe cho bé phù hợp
- Trong trường hợp nguyên do là bởi trẻ không thích và hào hứng với trò chơi thì cô giáo cần phải trò chuyện với trẻ để tìm hiểu xem trẻ thích gì, từ đó biết cách chuẩn bị đồ chơi phù hợp để trẻ tham gia chơi
- Còn nếu nguyên nhân là do trẻ thiếu kỹ năng chơi thì cô giáo cũng hãy trò chuyện, sau đó là chơi cùng trẻ. Trong quá trình này cần thường xuyên khen ngợi và động viên trẻ để trẻ có thêm hứng thú
Tình huống trẻ bị đau bụng và khóc to ở trong lớp học
Với tình huống trẻ bị đau bụng và khóc rất to ở trong giờ học. Có lẽ đây là một trong 99 tình huống sư phạm mầm non khiến nhiều cô giáo phải khó xử. Vậy ở trong tình huống này bạn sẽ xử lý để không bị xáo trộn.
Đặc biệt là không ảnh hưởng đến lớp khác mà vẫn chăm sóc được các bé không. Bạn có thể tham khảo về cách giải quyết về một trong 99 tình huống sư phạm mầm non trẻ bị đau bụng đó là:
- Trước tiên bạn hãy bế trẻ và thông báo cho cả lớp cùng biết về tình hình sức khỏe của bạn. Khi lớp đã ổn định hãy đưa bé vào phòng nghỉ hoặc vào phòng y tế của trường. Bạn hỏi bé đã ăn những gì và hỏi bé đau ở đâu để xoa dầu cho bé. Đồng thời hãy theo dõi sát sao về tình trạng sức khỏe của bé.
- Nếu thấy bé không đỡ thì cô giáo hãy nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý hộ. Gọi điện cho người nhà đến đón bé để theo dõi để xử lý kịp thời.
Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc
Tình huống: Đã tới giờ giáo viên trả trẻ về cho cha mẹ. Tuy nhiên, có một trẻ bị thất lạc, không thấy bé đâu. Vậy bạn cần xử lý như thế nào?
Cách xử lý:
Đây là một tình huống sư phạm mầm non rất nghiêm trọng. Với tình huống này trước hết giáo viên cần phải giữ được bình tĩnh. Tiếp đó hãy thực hiện 2 bước sau đây:
- Bước 1: Giáo viên cần lập tức báo cáo việc này lên Ban Giám hiệu nhà trường và kết hợp cùng với các lực lượng an ninh, phương tiện truyền thông để tìm trẻ nhanh nhất
- Bước 2: Thông báo với phụ huynh để phối hợp cùng tìm kiếm
Trẻ quấy khóc, biếng ăn
Tình huống:
Đến giờ ăn trưa, có một số trẻ quấy khóc, không chịu ăn và làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Là một giáo viên mầm non, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Cách giải quyết:
Đối với trẻ biếng ăn, thì bạn nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ biếng ăn để từ đó có những lời động viên cũng như khuyến khích sao cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các phần thưởng với mục đích động viên trẻ khi nào kết thúc phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải đưa ra các hình phạt nhẹ nhàng chẳng hạn như phê bình, yêu cầu trẻ giúp cô dọn bàn ăn nếu như không chịu ăn,…
Tình huống trẻ xảy ra các xung đột, cãi nhau
Trong quá trình trẻ chơi đùa với bạn sẽ có lúc xảy ra cãi nhau, xung đột. Nhưng khi cô giáo phát hiện thì trẻ lại không chịu nhận lỗi và xin lỗi bạn. Nhưng khi gặp một trong 99 tình huống sư phạm mầm non 2 trẻ xung đột với nhau thì nên giải quyết như thế nào?
Với trường hợp này cô giáo hãy nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột. Sau đó hỏi nguyên nhân từng bé tạo sao lại xảy ra xung đột. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân thì cô giáo hãy nhẹ nhàng phân tích cho trẻ để biết những điểm sai. Dạy cho trẻ cách xin lỗi và giúp trẻ giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là một số tình huống trong Sách 99 Tình Huống Sư Phạm Mầm Non mà những người làm nghề giáo viên mầm non có thể gặp phải. Icare-Plus hy vọng các gợi ý xử lý trên sẽ giúp bạn không còn luống cuống khi gặp phải tình huống này.