Trong bài viết sau mời bạn đọc cùng Icare-Plus theo dõi và tìm hiểu tụ máu ngoài màng cứng và dưới màng cứng nguy hiểm như thế nào?
Màng não và khoang dưới màng cứng là gì? Tụ Máu Ngoài Màng Cứng Và Dưới Màng Cứng
Màng não là các lớp lót bảo vệ não, bao bọc xung quanh não trong hộp sọ và quanh tủy sống trong ống sống.
Màng não có 3 lớp:
- Màng cứng: lớp ngoài cùng nằm sát xương sọ hoặc xương sống.
- Màng nhện: lớp giữa.
- Màng mềm: nằm trong cùng, là màng sát não bộ và tủy sống.
Màng não có ba khoang giữa các lớp:
- Khoang ngoài màng cứng: là khoang giữa hộp sọ và màng cứng. Đây là khoang ảo, dính sát xương, chỉ bị tách ra khi có bệnh lý.
- Khoang dưới màng cứng: là khoang giữa màng cứng và màng nhện.
- Khoang dưới nhện: là khoang giữa màng nhện và màng mềm.
Máu tụ dưới màng cứng là gì?
Não và tủy sống của con người được bao bọc bên ngoài bởi những lớp màng bảo vệ gọi là màng não. Khi mắc bệnh máu tụ dưới màng cứng (hay còn gọi là xuất huyết dưới màng cứng), máu hoặc các sản phẩm của máu sẽ bị tích tụ giữa hai lớp màng nhện và màng cứng ở não.
Dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng mà người ta phân thành:
- Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Khi máu tụ hình thành nhanh chóng sau khi bị chấn thương ở đầu, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ.
- Máu tụ dưới màng cứng bán cấp: Khi các triệu chứng xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi bị chấn thương đầu.
- Máu tụ dưới màng cứng mãn tính: Khi máu tụ từ từ sau một chấn thương đầu, các triệu chứng có thể xảy ra 2-3 tuần sau khi chấn thương ban đầu.
Triệu chứng và Dấu hiệu
Các triệu chứng tụ máu dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng khởi phát bằng đau lưng tại chỗ hoặc đau kiểu rễ và khi sờ nắn; mức độ đau thường nặng.
Chèn ép ủy có thể xuất hiện; chèn ép cột sống thắt lưng có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa và liệt chi dưới. Những khiếm khuyết tiến triển trong khoảng thời gian vài phút cho đến vài giờ.
Chẩn đoán
Tụ máu được nghi ngờ ở những bệnh nhân có triệu chứng và dấu hiệu của tủy sống cấp tính, không ép hoặc liệt nhẹ, không giải thích được, đặc biệt nếu có nguyên nhân (ví dụ chấn thương, chảy máu).
Chẩn đoán tụ máu dưới màng cứng hoặc dưới màng cứng tủy sống bằng MRI hoặc, nếu không có MRI ngay lập tức, bằng chụp CT tủy.
Điều trị
Điều trị tụ máu dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng là phẫu thuật dẫn lưu ngay lập tức.
Những bệnh nhân dùng thuốc chống đông coumarin sẽ được điều trị bằng phytonadione (vitamin K1) 2,5 đến 10 mg tiêm dưới da và huyết tương tươi đông lạnh khi cần thiết để INR về bình thường. Bệnh nhân giảm tiểu cầu được truyền tiểu cầu.
Điều trị máu tụ dưới màng cứng
Việc điều trị phụ thuộc vào kết quả khám lâm sàng, triệu chứng, kích thước, vị trí khối máu tụ và khối máu tụ là cấp tính hay mạn tính.
Người bệnh có thể phải phẫu thuật ngay lập tức để làm giảm bớt áp lực lên não. Bác sĩ có thể khoan một lỗ ở sọ để giúp lấy máu tụ và làm giảm bớt áp lực. Khối tụ máu quá lớn hoặc đã đông cứng lại có thể cần được loại bỏ qua thủ thuật mở hộp sọ.
Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu và corticoid để làm giảm sưng. Thuốc chống co giật như Phenytoin, cũng có thể được sử dụng để kiểm soát hay ngăn chặn cơn co giật.
Những người bị tụ máu dưới màng cứng mãn tính và ở trong tình trạng ổn định có thể chỉ cần theo dõi cho đến khi thực sự cần điều trị.
Việc hồi phục có thể chậm và lên đến 2 năm. Trẻ em nhìn chung phục hồi nhanh hơn người lớn.
Như vậy bài viết trên Icare-Plus đã giải đáp giúp bạn về tình trạng Tụ Máu Ngoài Màng Cứng Và Dưới Màng Cứng. Hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn.