[TỔNG HỢP] Sốt Bao Nhiêu Độ Là Cao Và Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ

by admin

Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn giới hạn bình thường đối với cơ thể con người. Vậy sốt bao nhiêu độ là cao và khi nào thì nên nhập viện do cơn sốt cao? Cùng Icare-Plus theo dõi bài viết dưới đây và Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ.

Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ
Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ

Thân nhiệt bao nhiêu thì được gọi là sốt? Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ

Thông thường, thân nhiệt ở từng vùng của cơ thể con người sẽ khác nhau. Nếu đo ở miệng cao hơn 37,5 độ C sẽ được coi là sốt (Khi đo hậu môn sẽ là 38 độ C). Như vậy sốt cao từ 38 độ C có thể xem là sốt, nhưng đây không phải là mức nhiệt độ gây nguy hiểm. Ngoài ra, một số trường hợp khác không phải sốt nhưng cũng sẽ làm thân nhiệt tăng cao như:

  • Người lớn hoạt động ở cường độ cao, liên tục, trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
  • Trẻ em năng động, vui chơi, đùa nghịch quá nhiều.
  • Do tác dụng phụ của tiêm chủng hoặc thuốc kháng sinh mạnh.

Một số dấu hiệu nhận biết cơn sốt

  • Cảm thấy rét, da sởn lạnh mặc dù thời tiết đang nắng nóng, oi bức.
  • Có dấu hiệu mất nước và luôn phải uống thêm nhiều nước.
  • Mệt mỏi hoặc đau nhức cơ.
  • Làn da có thể ửng đỏ, nóng ran
  • Đôi lúc xuất hiện những cơn co giật bất ngờ, nhất là sốt ở trẻ em.

Sốt có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng,… Đôi khi nếu chỉ dựa vào thân nhiệt cơ thể tăng lên bao nhiêu độ thì cũng chưa thể xác định chính xác người đó có đang bị sốt hay không, mà còn phải dựa vào các triệu chứng liên quan kèm theo.

Sốt cao ở người lớn khi nào nguy hiểm?

Những dấu hiệu đi kèm với sốt cao cảnh báo tình trạng rất nguy hiểm:

  • Rối loạn chức năng tâm thần, mơ hồ nhầm lẫn, hôn mê.
  • Nhức đầu, cứng cổ, xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da.
  • Cứng hàm, co thắt cơ, đau cổ, đổ mồ hôi.
  • Đau bụng,
  • Co giật.
  • Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp.
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C hoặc thấp hơn 35 độ C.
  • Chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao trong nhiều ngày.
  • Từng đến vùng có dịch bệnh: virus cúm, sốt xuất huyết…

Khi sốt cao kèm theo các dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện để được chăm sóc y tế tốt nhất.

Những điều cần làm khi bị sốt

  • Uống nhiều nước: thân nhiệt tăng cao sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở kèm phản ứng thải nhiệt của cơ thể qua hiện tượng bốc hơi làm cơ thể dễ mất nước. Trẻ em và người già dễ mất nước. Đặc biệt là người già da nhăn nheo và trung tâm khát trên não bị lão hóa nên thường ít có cảm giác khát hơn, dấu hiệu mất nước ít nhận thấy hơn trẻ em.
  • Tránh đồ uống có gas, đồ uống có cafeine và đồ uống có cồn hoặc một số đồ uống gây buồn nôn, mệt mỏi hoặc nôn mửa.
    Nước trà xanh cho người lớn có tác dụng giải nhiệt và hỗ trợ miễn dịch.Nếu nôn nhiều hoặc tiêu chảy, hãy uống oresol để bù nước và điện giải. Pha đúng theo hướng dẫn.
  • Nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát.
  • Cố gắng ăn uống, có thể thay đồ ăn cứng bằng cháo, súp.
  • Chườm ấm: làm ướt khăn bằng nước ấm (bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ phòng một chút) lau các vị trí giàu mạch máu như trán, hai bên nách, hai bên đùi và bụng.
  • Uống hạ sốt paracetamol: có hiệu quả giảm sốt hoặc khống chế cơn sốt sau khi sử dụng khoảng 2 giờ. Cần hỏi tư vấn bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống thuốc.
  • Nếu trẻ co giật: xử trí như trường hợp cơn co giật, sau đó đưa trẻ đến viện, đảm bảo thông thoáng đường thở và tránh sặc.

Những việc không nên làm khi sốt

  • Chườm mát hay chườm ấm hiệu quả kiểm soát nhiệt độ là như nhau. Một số trường hợp sốt, da người bệnh sẽ nhạy cảm khi dùng nước lạnh sẽ gây cảm giác khó chịu.
    Việc kiêng tắm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da gây bội nhiễm cho cơ thể.
  • Đừng dùng chất cồn hay rượu để lau người giảm sốt. phương pháp này làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhanh gây nguy hiểm. Chưa kể rượu sẽ ngấm qua da vào cơ thể hoặc làm bỏng da tại vị trí bôi.
  • Các thảo dược hạ sốt như cỏ nhọ nồi có công dụng tốt. Tuy vậy bạn nên chú ý khi chúng mọc trên khu đông dân cư, có thể bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường. Nếu sử dụng, bạn phải biết rõ nguồn gốc, tốt nhất là loại trồng trong vườn nhà.
  • Trong trường hợp đang có cơn sốt không áp dụng xông hơi giải cảm, việc tiếp xúc với hơi nóng sẽ làm gia tăng nhiệt độ cơ thể gây nguy hiểm.
Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ
Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ

Trẻ em sốt cao 40 độ có bị tổn thương não?

Tổn thương não do sốt nói chung sẽ không xảy ra trừ khi sốt trên 42ºC. Những cơn sốt do nhiễm trùng sẽ hiếm khi vượt quá 40,6ºC ngoại trừ trẻ mặc quần áo quá dày hoặc ở nơi quá nóng, cơ thể không thể giải nhiệt.

Vì vậy, để tránh nhiệt độ tăng quá cao gây nguy hiểm cho bé, mẹ cần kết hợp giải nhiệt và cho bé uống thuốc hạ sốt. Nhưng mẹ nhớ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của bé trên 38,5ºC.

Trẻ sốt cao 40 độ có bị co giật?

Co giật do sốt xảy ra ở một số trẻ em không phân biệt sốt nhẹ hay sốt cao. Song trẻ em sốt cao trên 40ºC sẽ tăng nguy cơ co giật. Điều đặc biệt là co giật do sốt thường gặp ở trẻ dưới sáu tuổi; nhưng bố mẹ cần theo dõi sát để cho bé đi khám bệnh kịp thời.

Hầu hết các cơn co giật do sốt kết thúc nhanh và không là nguyên nhân gây động kinh ở trẻ. Sốt co giật hiếm khi gây ra bất kỳ tác hại vĩnh viễn nào trừ khi trẻ bị viêm màng não, viêm não hoặc có tổn thương não từ trước.

Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ
Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ

Trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không?

Trước khi tìm hiểu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không, mẹ cần hiểu sốt mọc răng là gì.

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Sốt từ 38ºC trở lên.
  • Trẻ lớn hơn: Sốt từ 38,4ºC trở lên.

Mẹ lưu ý rằng, khi sốt mọc răng, nhiệt độ thường không quá cao. Do đó, nếu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ kèm các triệu chứng lạ như khóc nhiều không rõ lý do, nôn mửa và tiêu chảy, mệt mỏi, ngủ li bì, bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc hạ sốt hay đau bụng mà nên đưa con đi khám ngay.

Hướng dẫn sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt

Đo thân nhiệt ở nách

  • Giữ nhiệt kế ở nách trẻ (cần lau khô nách trước khi đo).
  • Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng cách ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút.

Đo thân nhiệt ở miệng

Phương pháp này không nên thực hiện khi trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Khi thực hiện, phụ huynh làm như sau:

  • Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông rồi rửa sạch lại với nước.
  • Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ, bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế.
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Với nhiệt kế thủy ngân trẻ cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử trẻ chỉ cần giữ dưới 1 phút.

Đo thân nhiệt ở tai

Phương pháp này không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh vào thì bạn cần đợi tối thiểu 15 phút rồi mới thực hiện đo nhiệt độ. Ống tai và bệnh ở tai sẽ không ảnh hưởng tới kết quả hiển thị nhiệt độ cơ thể trẻ. Đo thân nhiệt ở tai được thực hiện như sau:

  • Kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào.
  • Giữ đầu dò nhiệt kế trong tai trong vòng 2 giây.

Đo thân nhiệt ở trực tràng

  • Cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nằm úp sấp trong lòng người lớn.
  • Thoa một chút chất bôi trơn (ví dụ vaseline) vào phần cuối nhiệt kế.
  • Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho tới khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa (khoảng 0,6 – 1,3cm bên trong hậu môn).
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Đợi khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.

Hình ảnh Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 Độ

Trên đây là Hình Ảnh Nhiệt Kế Sốt 40 ĐộIcare-Plus tổng hợp được. Tóm lại, khi sốt cao, đặc biệt là với trẻ sốt cao 40 độ, người thân cần giữ bình tĩnh và xử trí như hướng dẫn. Nếu sau khi đã áp dụng cách xử lý khi sốt mà tình hình không cải thiện thì cần cho người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

You may also like

Leave a Comment