Hình Ảnh Đi Chùa Lễ Phật là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Bên cạnh tấm lòng thành kính, mỗi người khi đến chùa đều cần phải chú ý cách sắm sửa đồ cúng và hành lễ đúng cách. Và đi chùa lễ phật như thế nào là đúng để thể hiện sự tôn kính với nhà Phật là điều mà nhiều người còn bâng khuâng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Icare-Plus để tránh sai sót khi đi lễ chùa nhé!
Ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật- Hình Ảnh Đi Chùa Lễ Phật
Từ xưa đến nay, đi lễ chùa là một trong những tập tục đẹp được duy trì ở mỗi gia đình, con người Việt. Đối với người Việt họ đi chùa với nhiều ý nghĩa, nhiều người đến vì gặp khúc mắc trong cuộc sống, đau khổ, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc. Bên cạnh đó, mọi người đi lễ chùa còn để cầu bình an, sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai đi lễ chùa cũng có những mục đích giống nhau và cũng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi lễ chùa.
Việc đi lễ chùa để tìm sự bình an cho gia đình, học được nhiều giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu trong gia đình sống tốt, hướng thiện hơn. Ngoài ra chùa có cảnh thanh tịnh, không gian thanh thoát giúp cho lòng bình an, dễ rũ bỏ phiền nào. Cảnh chùa thanh tịnh sẽ khiến cho bản thân cảm thấy bình an trước lo toan trong cuộc sống. Cảm giác sẽ thư giãn và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn.
Bên cạnh đó việc cung kính lễ Phật sẽ tạo ra phước báo vô lượng, gieo nhân, gieo duyên. Viếng chùa, chiêm bái thánh tích, lễ Phật đều là gieo duyên với Tam Bảo, chắc chắn sẽ được soi sáng, hộ trì.
Việc đi lễ chùa cũng tạo cơ hội để gặp gỡ, kết duyên với nhiều người. Học được nhiều điều hay từ quý thầy, trao đổi kinh nghiệm, rút ra được nhiều điều bổ ích cho bản thân. Từ đó mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, tăng trưởng thiện tâm.
Thời điểm lý tưởng để đi chùa lễ Phật
Người dân Việt Nam thường đi lễ chùa hàng ngày hoặc vào dịp đầu năm, mùng 1, ngày rằm để cầu những điều bình an, tốt lành.
Vào mỗi thời điểm đi chùa lễ Phật khác nhau sẽ có những ý nghĩa riêng.
- Đi lễ chùa vào ngày Tết: Để cầu mong cho cả 1 năm bình an, làm ăn may mắn, thành đạt, thuận buồm xuôi gió.
- Đi lễ vào ngày Mùng 1: Cầu nguyện 1 tháng vạn sự như ý.
- Đi lễ chùa ngày rằm: Ngày mà mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người, giúp lời cầu nguyện sớm thành hiện thực.
Mỗi ngôi chùa có quy định thời gian mở cửa khác nhau. Đa số sẽ mở từ sáng cho tới tối. Nếu sáng bạn bận rộn thì chiều tối vẫn có thể ghé đến, miễn là thể hiện được sự thành tâm của mình.
Đi lễ chùa cần lưu ý những điều này
- Giữ tâm tịnh, ý sáng, đi đứng nhẹ nhàng, y phục trang nghiêm
Đến chùa cần giữ tâm tịnh, không mang tâm cầu xin, đổi chác, không gây ồn ào, không nói to. Nếu là Phật tử quy y Tam bảo thì nên mặc áo tràng, áo dài. Nếu là người dân bình thường có tín ngưỡng với Phật giáo thì nên ăn mặc kín đáo, đẹp đẽ để tỏ lòng cung kính với các bậc linh thiêng ở chùa là Phật, là Thánh.
Phật dạy, an hay không an tất cả do tâm mình nên trước cửa Phật mình cầu gì thì cũng chỉ cầu trong lòng, không nên khấn vái ầm ĩ, mà chỉ nên tâm thành, có khấn gì thì chỉ cần khởi niệm trong tâm.
- Cúng lễ ở ban nào trước
Việc này có nhiều quan điểm khác nhau. Các chùa đại thừa ở phía Bắc đều có ban đức ông. Có quan điểm cho rằng phải lễ ở ban đức ông trước. Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, quan điểm này không đúng bởi đối tượng thờ chính tại chùa là thập phương chư Phật, chư Bồ tát, chư hiền thánh tăng và các bậc tổ sư. Nơi thờ chính ở chùa là chính điện tức là Tam bảo, tín đồ vào chùa về mặt nguyên tắc phải dâng lễ ở Tam bảo trước.
Nếu đã đến chùa, thì trước tiên người dân nên đến nơi quan trọng nhất là nơi thờ Phật, dâng lễ tại Tam bảo. Còn có thời gian, chúng ta có thể đi lễ các ban như ban đức ông, ban đức thánh hiền, ban thờ Tổ sư, La Hán…
- Sắm sửa lễ vật
Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in – gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè…Chốn chùa linh thiêng, chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Những việc không nên làm khi đến chùa
- Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.
- Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật
- Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
- Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.
- Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.
- Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến bàn thờ.
Hình Ảnh Đi Chùa Lễ Phật đẹp
Bài viết trên tổng hợp Hình Ảnh Đi Chùa Lễ Phật. Icare-Plus mong rằng những thông tin được tổng hợp trên đã giúp bạn biết cách đi chùa lễ Phật chuẩn nhất để cầu khấn cũng như thể hiện được tấm lòng thành.