[TỔNG HỢP] Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Trí Hiệu Quả

by admin

Trẻ bị hăm cổ là tình trạng bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn sơ sinh. Mặc dù trẻ bị hăm cổ nổi mụn thường không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng viêm da, loét da khiến bé khó chịu. Cùng Icare-Plus theo dõi bài viết sau về Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh và cách xử trí hiệu quả.

Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh
Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh

Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh là gì?

Hăm cổ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những trẻ sơ sinh – nhất là những bé bụ bẫm thường có nhiều ngấn da (nếp gấp) tạo thành các kẽ nhỏ ở cổ, tay, đùi.

Tại những kẽ này, mồ hôi, bụi bẩn (người xưa hay gọi là ghét), sữa hay thức ăn bị rơi, chảy xuống sẽ đọng lại, đặc biệt là ở các ngấn cổ. Từ đó tạo điều kiện cho các vết hăm xuất hiện. Tuy đó không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ sẽ cảm thấy khó chịu, nếu để lâu ngày không chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây đến tình trạng viêm, loét, gây đau đớn cho trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ thường có những mảng da theo đường ngấn cổ bị nổi đỏ, sưng bì hơn những chỗ bình thường một chút và có trường hợp còn đi kèm các mụn nước li ti.

Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh
Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh

 Vì sao bé dễ bị hăm?

Các vết hăm xuất hiện là do tình trạng ứ đọng mồ hôi. Vết hăm thường bằng phẳng, có màu đỏ, thi thoảng xuất hiện tình trạng nổi mụn nước li ti trên bề mặt da.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hăm ở cổ bé cũng có thể là do nước, sữa hay thức ăn bị rơi vãi gây ra khi bé không được vệ sinh kỹ càng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các loại nấm cũng có thể phát triển ở vùng cổ, ngấn cổ hay việc cọ xát giữa làn da ở cổ với vải áo cứng, chật chội … cũng sẽ gây ra tình trạng tổn thương da và trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ.

Tóm lại, làn da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, chỉ cần một tác nhân hay điều kiện không thuận lợi nào cũng có thể phát sinh tình trạng hăm da, dị ứng da hay viêm loét da. Khi gặp tình trạng bé bị hăm cổ, cha mẹ phải nhanh chóng tìm ra cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, tránh làn da bé bị tổn thương nặng hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé.

Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh
Hình Ảnh Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh

Cách điều trị cho em bé bị hăm cổ 

  • Sử dụng kem trị hăm an toàn và lành tính

Kem đặc trị hăm là cách đơn giản và vô cùng nhanh chóng để tiêu trừ những vết viêm nhiễm do hăm cổ cho con trẻ. Kể cả những trường hợp bé bị hăm cổ nặng. Tuy nhiên, vì làn da vốn đã nhạy cảm của bé khi nhiễm bệnh lại càng yếu ớt, khó chống lại các tác nhân gây hại.

Mẹ chỉ nên chọn những loại kem có thành phần lành tính, an toàn cho da bé. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được phép lưu hành trên thị trường. 

  • Trị hăm ở cổ cho bé bằng các loại lá thảo dược

Một cách chữa trị cho con bị hăm ở cổ hiệu quả khác là sử dụng các loại thảo dược trong các bài thuốc dân gian. Phương pháp này đã có từ lâu đời, có ưu điểm là dễ kiếm nguyên liệu, rất an toàn, không để lại tác dụng phụ. 

Có nhiều loại thảo dược có thể điều trị bé bị hăm đỏ ở cổ như: lá trầu không, trà xanh, khổ qua, lá ổi, kinh giới, sài đất,… Mẹ có thể sử dụng chúng để pha thành nước tắm cho bé. Giúp vùng nhiễm bệnh được làm dịu, kháng khuẩn, tiêu viêm. Nhờ công dụng chữa bệnh phong phú của các loại lá cây thiên nhiên. Hiện nay có nhiều sản phẩm nước tắm được điều chế từ thảo dược để hỗ trợ điều trị cho bé bị hăm cổ.

Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp hăm da ở cổ đều có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vết hăm trở nặng gây khó chịu cho bé.

Mẹ nên đưa bé đi khám bệnh để được bác sĩ kê toa khi:

  • Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn ban đầu.
  • Vết hăm không hết sau 1 tuần chăm sóc tại nhà.
  • Bề mặt vết hăm bị rạn nứt, chảy nước hay khiến cho bé bị đau.

Với những em bé bụ bẫm, mẹ nên chú ý chăm sóc những vùng da có nếp gấp. Nhờ việc lau rửa thường xuyên, tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ sẽ ít xảy ra.

Để làm những vùng hăm da dưới cổ trẻ sơ sinh hoàn toàn bị biến mất; mẹ nhớ thường xuyên quan sát vùng nếp gấp dưới cổ bé bằng cách nhẹ nhàng đỡ gáy bé và hơi ngả đầu bé ra sau một chút. Nhờ đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu kích ứng da nào như ửng đỏ, đọng mồ hôi, mẹ có thể kịp thời ngăn chặn tình trạng hăm da xảy ra.

Bài viết trên đây của Icare-Plus về hình ảnh hăm cổ ở trẻ sơ sinh và cách xử trí hiệu quả. Có thể thấy, Trẻ bị hăm cổ tưởng chừng là một tình trạng ngoài da không nặng nề nhưng nếu xử lý không đúng cách thì có thể gây ra những tình trạng bệnh lý nặng hơn. Vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường về da cổ của trẻ thì cha mẹ nên chú ý hơn về việc giữ vệ sinh, đồng thời cho trẻ đến những cơ sở y tế có chuyên môn để được khám, chẩn đoán và điều trị trong những trường hợp tiến triển nặng hơn.

You may also like

Leave a Comment