Trong bài viết dưới đây Icare-Plus đã tổng hợp hàng loạt Hình Ảnh Cảm Xúc Của Bé. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi!
Các cột mốc phát triển cảm xúc của trẻ- Hình Ảnh Cảm Xúc Của Bé
Stanley Greenspan, giáo sư tâm lý lâm sàng và nhi khoa ở Đại học y khoa George Washington, là một trong những chuyên gia hàng đầu trong việc triển khai các phương tiện chẩn đoán – bao gồm danh mục các “cột mốc” tăng trưởng tâm lý ở tuổi từ 3 tháng đến 18 tháng – nhằm giúp các thầy thuốc nhận diện những đứa bé có nguy cơ bị tự kỷ, gặp khó khăn về ngôn ngữ, về học tập và cả một loạt những vấn đề khác
Ông nhận thấy nhiều loại cảm xúc như sự sợ hãi và vui vẻ đã có được từ khi lọt lòng mẹ. Tuy nhiên, từng thời kỳ chúng thay đổi khác nhau. Khi được 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển những phản ứng dè dặt và tỏ ra thân thiện, cười vui vẻ với nhiều người xung quanh.
Khi được 5-6 tháng tuổi thì lúc này trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài và bày tỏ những cảm xúc như ngạc nhiên, vui sướng và thất vọng lẫn lộn.
10 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu dõi theo những ánh mắt của cha mẹ để xem xem họ cũng đang nhìn gì ở chúng. Khi được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết tự nhận thức, và có thể thu nhận những cảm xúc phức tạp như tự hào và cứng đầu.
Nguyên tắc vàng để nâng cao cảm xúc của bé mầm non
Để đem lại hiệu quả cao nhất trong hành trình giáo dục trẻ mầm non, ba mẹ cần lấy trẻ làm trung tâm và hướng tới trẻ.
- Linh hoạt trong cách dạy con
Áp dụng phương pháp dạy con của người khác sẽ khiến trẻ không thể tìm ra điểm mạnh của bản thân. Nếu trẻ ít nói, ngại giao tiếp, ba mẹ hãy quan tâm tới trẻ nhiều hơn để trẻ có thể dễ dàng nói ra quan điểm của mình.
Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và cảm xúc riêng, vậy nên, ba mẹ không nên quá cứng nhắc khi giáo dục trẻ. Hãy nhẹ nhàng và chậm rãi chia sẻ với trẻ để trẻ có thể phát triển một cách tự nhiên và tốt nhất.
- Thực hiện giáo dục con mọi lúc mọi nơi
Ở mọi thời điểm, kể cả ở trường hay những giờ sinh hoạt tại nhà, mặc dù bé đã có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên vẫn không tránh được việc học theo những tật xấu của những người xung quanh mình.
Do đó, tất cả thành viên trong gia đình cần cư xử đúng mực, thực hiện uốn nắn trẻ khi chúng có những hành động, lời nói không phù hợp, tránh để trẻ hình thành thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo bầu không khí tích cực cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và thực hành ngoài trời. Điều này sẽ giúp các bé nâng cao nhận thức và cải thiện khả năng ứng xử một cách tốt nhất.
- Làm gương cho trẻ
Một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong giáo dục cảm xúc của bé mầm non mà ba mẹ cần lưu ý đó chính là làm gương cho trẻ.
Trẻ nhỏ chính là tấm gương phản chiếu rõ nhất của người lớn. Vậy nên, bất kỳ hành vi ứng xử sai lệch nào của ba mẹ cũng có thể khiến bé học theo. Điều này sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé trong tương lai.
Các hoạt động và trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ
Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm đến cảm xúc của con mình nhiều hơn. Dưới đây là một số hoạt động và trò chơi mà ba mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện cảm xúc tích cực trong cuộc sống hàng ngày:
- Hát hoặc bật nhạc cho con nghe những bài hát giàu cảm xúc.
- Cho trẻ xem các video hài hước, thân thiện với trẻ nhỏ.
- Đọc cho con nghe những mẫu chuyện cổ tích và cùng con thảo luận về các cảm xúc của các nhân vật trong truyện.
- Khi con có những hành vi thể hiện cảm xúc tiêu cực ba mẹ hãy giải thích tại sao hành vi đó lại sai, và hướng dẫn, gợi ý cho bé cách biểu hiện cảm xúc phù hợp hơn.
- Làm mẫu những cảm xúc cho con bắt chước theo khi con có những phản ứng, cách thể hiện cảm xúc chưa thích hợp.
- Tạo cho trẻ cảm xúc quen thuộc và gần gũi như khi được ba mẹ ôm, con hãy nói “ba mẹ yêu con rất nhiều”; hoặc khi bé rót nước cho mẹ, mẹ hãy mỉm cười và nói “cảm ơn con yêu”,…
- Cùng con chơi trò nhìn hình đoán cảm xúc từ đó dạy trẻ đâu là cảm xúc tích cực, đâu là cảm xúc tiêu cực.
- Khen ngợi trẻ khi trẻ biết bày tỏ cảm xúc của mình, đặc biệt là khi biết thể hiện cảm xúc tích cực với bạn bè, thầy cô.
Bên cạnh đó, ở trường thầy cô có thể cho trẻ ghép nhóm với các bạn cùng thực hiện một thử thách, nhiệm vụ nào đó như lắp gấp một mô hình, biểu diễn một tiết mục… Qua đó giúp trẻ biết cách giao tiếp tương tác với bạn bè cũng như thể hiện được sự chia sẻ công việc và tôn trọng mọi người xung quanh.
Trò chơi: Cảm xúc của bé
Mục đích:
Trẻ phân biệt được một số các trạng thái biểu hiện cảm xúc vui, buồn, sung sướng, tức giận.
Chuẩn bị:
Cắt tranh bằng bìa với các hình vẽ các khuôn mặt thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, phấn khởi (thoải mái), tức giận (không hài lòng).
Cách chơi:
- Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ phải thể hiện trạng thái của bức tranh. Các trẻ khác quan sát xem bạn mình thể hiện trạng thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không.
- Vẽ 3,4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc (buồn, vui, tức giận, bình thản …).
- Cô cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát: “Trên bãi cỏ, các chú thỏ, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lời mẹ, mẹ thỏ khen, thỏ rất vui”. Khi cô dừng lại và hỏi: “Thỏ con cảm thấy thế nào nhỉ?” thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tròn có khuôn mặt biểu tượng cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc “buồn”, “tức giận”, “bình thản”.
- Cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải chạy nhanh về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn.
- Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng.
Hình Ảnh Cảm Xúc Của Bé ngộ nghĩnh đáng yêu
Bài viết trên đây về Hình Ảnh Cảm Xúc Của Bé, cùng với đó là những thông tin về cách nhận biết và giáo dục cảm xúc của bé mà Icare-Plus chia sẻ tới bạn đọc. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!