Khi có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, nhiều người nghĩ ngay tới việc truyền đạm (hay còn gọi là truyền dịch, truyền nước) để phục hồi sức khỏe. Vậy công dụng, cách dùng và Giá Đạm Sữa Truyền Tĩnh Mạch bao nhiêu? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau của Icare-Plus.
Giá Đạm Sữa Truyền Tĩnh Mạch Bao Nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, Giá Đạm Sữa Truyền Tĩnh Mạch dao động trong khoảng 800.000 đồng đến 1.300.000 đồng tùy từng loại.
Truyền đạm là truyền chất gì? Tác dụng của truyền đạm
Truyền đạm là truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.
Truyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe.
Hiện, có trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản là:
- Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo). Nhóm này được sử dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng, hoặc không tiêu hóa được thức ăn,…
- Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải (dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,…) dùng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.
- Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,…) dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để tránh không xảy ra tai biến thì trước khi truyền đạm bệnh nhân cần được bác sĩ khám, xét nghiệm và kê toa phù hợp.
Hướng dẫn sử dụng đạm 3 ngăn
- Đạm 3 ngăn truyền theo đường tĩnh mạch, tốc độ truyền sẽ phụ thuộc vào từng cơ thể của bệnh nhân
- Thuốc có thể được sử dụng để truyền thông qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc các tĩnh mạch trung tâm
- Trước khi truyền, nhất định cần phá vỡ các vách ngăn sau đó trộn đều các dụng dịch lại với nhau. Có thể thêm một số thành phần khác vào dung dịch đã được trộn đều tùy theo chỉ định của bác sĩ
- Sau khi đã rộn xong, thời gian bảo quản sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ. Ví dụ ở nhiều độ 2 tới 8 độ C có thể bảo quan trong 6 ngày. Với nhiệt độ thường có thể dùng trong 24 giờ.
Tốc độ truyền dịch đạm sữa 3 ngăn
Tốc độ tiêm MG TAN không được quá 3.7ml/kg/giờ ( tương đương với 0.25g glucose, 0.09 amino acid và 0.13g lipid kg/giờ), nên tiêm trong vòng 12-24 giờ.
Thận trọng khi lựa chọn loại đạm truyền tĩnh mạch 3 ngăn
Trong công thức tiêu chuẩn cho ăn tĩnh mạch, carbohydrate cung cấp hầu hết lượng calo, chứa nước, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Các axit amin thiết yếu (thành phần của protein) và axit béo thiết yếu (thành phần của chất béo) cũng được bao gồm. Những chất dinh dưỡng này được gọi là thiết yếu vì cơ thể không thể tạo ra chúng từ các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, chúng phải được tiêu thụ trong chế độ ăn kiêng.
Tuy nhiên, các công thức khác nhau có thể được sử dụng dựa trên kết quả xét nghiệm, các rối loạn khác hiện tại, tuổi của người đó và các yếu tố khác, như sau:
- Đối với những người bị suy thận khi chạy thận không được sử dụng hoặc cho những người bị suy gan: Một công thức có ít protein nhưng tỷ lệ cao các axit amin thiết yếu
- Đối với những người bị suy tim hoặc suy thận: Một công thức có ít chất lỏng
- Đối với những người bị suy hô hấp: Một công thức có ít carbohydrate và nhiều chất béo hơn, được bổ sung để cung cấp lượng calo cần thiết (chế biến chất béo ít làm việc cho phổi hơn là chế biến carbohydrate)
- Đối với trẻ sơ sinh: Một công thức có ít đường
- Đối với người béo phì: Một công thức ít chất béo.
Chống chỉ định dịch đạm 3 ngăn
Người mẫn cảm với protein từ trứng, đậu nành hoặc lạc (đậu phộng) hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc Combilipid:
- Tăng lipid máu nặng.
- Suy gan nặng
- Thiểu năng đông máu nặng
- Rối loạn chuyển hóa amino acid bẩm sinh
- Suy thận nặng không kèm thẩm phân máu.
- Shock cấp tính
- Tăng đường huyết, với nhu cầu lớn hơn 6 đơn vị insulin/giờ.
- Bệnh lý tăng nồng độ trong máu của một số chất điện giải có trong thành phần của thuốc.
- Chống chỉ định chung với tiêm truyền tĩnh mạch: phù phổi cấp, suy tim tăng nước mất bù, mất nước nhược trương.
- Hội chứng tăng sinh bạch cầu.
- Tình trạng không ổn định như sau chấn thương nặng, đái tháo đường mất bù, nhồi máu cơ tim nặng, nhồi máu cơ tim nặng, nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm trùng nặng và hôn mê do tăng bất thường nồng độ các chất trong huyết tương.
- Trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi.
Bài viết trên giải đáp Giá Đạm Sữa Truyền Tĩnh Mạch, cùng với đó là những thông tin liên quan. Icare-Plus hy vọng bài viết sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc sử dụng thuốc đúng cách, mang tới hiệu quả cao.