Trong các bữa tiệc ngày Tết khó tránh khỏi việc sử dụng thức uống có cồn, vậy liệu có Cách Để Uống Bia Không Say không? Bạn hãy tham khảo những mẹo dưới đây của Icare-Plus nhé!
Vì sao bị say rượu? Cách Để Uống Bia Không Say
Theo khoa học, say rượu được lý giải như sau: Trong rượu có chứa Ethanol, khi đi vào cơ thể nó sẽ xâm nhập đến hệ tiêu hóa, sau đó, đi qua các màng tế bào, và đi lên não. Tại đây, nó giải phóng dopamine và ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan thụ cảm thần kinh.
Đặc biệt, ethanol ức chế sự hoạt động của glutamate, khiến cho não bộ phản ứng chậm chạp, và có cảm giác buồn ngủ.
Rượu được chuyển hóa bởi các enzyme trong gan. Nhưng với những người uống quá nhiều rượu bia, người có chức năng gan kém, người không biết cách uống rượu/bia thì nguy cơ ngộ độc rượu, say xỉn là rất cao.
Những ai thường xuyên dung nạp thức uống có nhiều cồn thì dạ dày, gan, hệ thần kinh,…bị suy giảm chức năng.
Các triệu chứng say rượu, bia
● Sau khi uống rượu bia, bạn dễ rơi vào tình trạng buồn bã, chán nản, trầm cảm, suy giảm trí nhớ và tập trung
● Rượu tác động đến dạ dày, kích thích niêm mạc tăng dịch vị, gây cảm giác buồn nôn, nôn, đau bụng
● Làm tăng cảm giác buồn ngủ, nhưng khi ngủ lại không sâu giấc, hay bị tỉnh, cơ thể càng mệt mỏi
● Uống nhiều rượu khiến bài tiết nước tiểu nhiều hơn, nguy cơ mất nước, khát nước
● Rượu kích thích làm giãn mạch máu, gây cảm giác đau đầu sau say rượu
● Nhức mỏi cơ bắp, chóng mặt
Cách Để Uống Bia Không Say bạn nên biết
Trước khi nhập tiệc
Khi bạn uống rượu bia với chiếc dạ dày trống rỗng, cồn sẽ đi vào máu nhanh hơn. Do đó, bạn dễ say hơn.
Vì vậy, bạn nên ăn trước khi uống lần đầu tiên và trong khi uống. Ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ cung cấp năng lượng cho buổi tiệc tùng. Đây còn là cách uống bia lâu say rất hiệu quả. Nếu bạn không có thời gian nấu một bữa ăn đầy đủ, các món ăn vặt cũng sẽ làm chậm thời gian cồn ngấm vào cơ thể.
Các món bạn nên ăn trước khi uống rượu bia gồm:
- Thịt gà
- Trứng
- Hạt hạnh nhân
- Bông cải xanh
- Phô mai
- Các loại trái cây như táo, cam, chanh, bơ…
Dùng vitamin và các loại chất chống oxy hóa
Bổ sung các viên vitamin tổng hợp có chứa các chất chống oxy hóa trước khi uống rượu, bia cũng là một trong những biện pháp chống say hiệu quả.
Ăn cơm
Làm sao để uống bia không say? Bên cạnh những món ăn nhẹ, ăn cơm cũng là một cách chống say rượu bia hiệu quả. Trước khi vào bữa tiệc, bạn có thể ăn một chén cơm.
Tương tự như những thực phẩm chống say rượu, ăn cơm sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc của chất cồn với niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này sẽ giúp bạn uống rượu lâu say hơn nhiều.
Mẹo uống rượu không say: Trước khi nhập tiệc bạn ăn 1 chén cơm. Cơm sẽ giúp ngăn cản sự tiếp xúc của chất cồn với niêm mạc dạ dày và ruột. Nhờ đó uống rượu lâu say hơn.
Chuối
Chuối rất giàu kali và chúng cũng được tạo thành từ gần 75% là nước.
Uống rượu sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, điều này gây mất nước và các chất điện giải trong cơ thể một cách nhanh chóng. Việc ăn một trái chuối có chứa nhiều kali trước đó có thể giúp ngăn ngừa quá trình mất cân bằng điện giải này.
Đồng thời những loại trái cây màu vàng cũng chứa một số chất xơ, vitamin làm chậm quá trình hấp thu rượu để bạn hạn chế bị say quá nhanh.
Đặc biệt đối với những người có dạ dày nhạy cảm mỗi khi uống rượu bia thì chuối có tác dụng kháng axit tự nhiên giúp tránh trào ngược dạ dày, giảm cảm giác khó chịu, buồn ói,… ở đường tiêu hóa.
Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua là một loại thực phẩm phổ biến khác rất có lợi để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Vậy nên chúng cũng là một ứng cử viên giúp giảm các tình trạng khó chịu trong dạ dày mỗi khi bạn uống bia.
Sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi hay còn được gọi là men vi sinh, chúng có thể giúp ngăn ngừa tiêu chảy và các vấn đề khác liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
Sữa chua Hy Lạp cũng có nhiều chất đạm, chất béo và carbohydrate. Chúng sẽ giúp bạn no lâu vì protein được tiêu hóa chậm, điều này cũng làm chậm quá trình hấp thu rượu, bia vào cơ thể bạn.
Mẹo uống rượu, bia đúng cách để lâu say
Uống từ tốn, chậm rãi
Việc uống từ từ, chậm rãi giúp gan bạn có thể thích nghi việc có cồn trong cơ thể có tranh thủ thời gian chuyển hóa cồn, điều này giảm đi mức nghiêm trọng trong khi uống bia rượu.
Không pha trộn các đồ uống có cồn với nhau
Việc trộn lẫn rượu bia với nước uống có gas gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bởi, nước có gas chứa lượng khí carbon dioxide lớn thúc đẩy nhanh tốc độ thẩm thấu cồn vào máu khiến chúng ta dễ say. Bên cạnh đó, việc pha trộn hai loại thức uống này còn có nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch, dạ dày…
Vừa uống vừa nói chuyện
Mục đích của những cuộc nhậu là chia sẻ, trao đổi công việc… nên thay vì uống liên tiếp bạn có thể “buôn” chuyện. Nói chuyện không chỉ làm tăng thêm sự đoàn kết, vui vẻ mà còn đẩy một lượng cồn đáng kể bay hơi ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹo nhỏ này còn góp phần quan trọng quyết định đến việc bạn uống nhiều hay ít.
Tránh hút thuốc khi nhậu
Trong khi nhậu, bạn tuyệt đối không hút thuốc, vì điều này cũng gây ảnh hưởng tới gan, thận và phổi, làm ảnh hưởng với mọi người xung quanh.
Tránh những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine
Những ly cocktail hỗn hợp cũng là tác nhân làm bạn bị say mèm nếu dùng chung với rượu, bia. Nó làm bạn mất nước nhiều hơn và cảm giác mệt mỏi nặng hơn.
Giải rượu bằng cách Uống nước ép cà chua
Nhóm nghiên cứu Nhật Bản cho biết, uống nước ép cà chua có thể làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể, hạn chế say rượu. Bởi, thành phần trong cà chua có tác dụng kích hoạt enzyme thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu. Vì vậy, khi uống rượu bạn có thể thưởng thức ly nước ép cà chua.
Cách này vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa hạn chế say rượu. Trường hợp uống rượu xong, nếu muốn nhanh tỉnh táo, bớt đau đầu cũng có thể uống nước ép này.
Bổ sung nước và chất điện giải giúp giảm mệt mỏi sau khi say
Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến bạn say rượu. Vì vậy, hãy uống một ly nước đầy trước khi ngủ. Bổ sung nước giúp phòng tránh tác dụng khử nước của rượu. Nhờ đó, bạn có thể hạn chế cảm giác nôn nao, khó chịu sau khi say rượu. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị thêm một chai nước cạnh giường ngủ. Hãy uống hết lượng nước đó ngay khi thức giấc vào buổi sáng.
Ngoài ra, bạn có thể uống nước dừa để bổ sung lại lượng muối natri, kali đã mất sau khi uống rượu. Hoặc uống các loại nước ép như: cam, bưởi, dưa hấu, dưa lê,… để bù lại lượng vitamin, giúp tránh tình trạng kiệt sức và mệt lả.
Như vậy bài viết trên Icare-Plus đã mách bạn Cách Để Uống Bia Không Say. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều đồ uống có cồn không hề tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn hãy khéo léo tránh những nơi làm mình có nguy cơ say xỉn cao như bar, pub hay quán nhậu nhé.