[TÌM HIỂU] Những Điều Cần Biết Về Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt

by admin

Trong bài viết dưới đây mời bạn cùng Icare-Plus tìm hiểu về viêm mô tế bào vùng hàm mặt.

Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt
Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt

Viêm mô tế bào là gì? Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt

Viêm mô tế bào là bệnh khá phổ biến với biểu hiện là một nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da.Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau; sau đó nhanh chóng lan rộng.

Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp vùng da ở chi thể đặc biệt là chi dưới. Tổn thương cũng có thể lan rộng đến hạch lympho và đi vào máu. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng, cần đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.

Các triệu chứng của viêm mô tế bào

Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Đau và cảm giác ngứa, rát trên vùng da bị tổn thương
  • Da mềm sưng, nóng, đỏ, căng bóng
  • Vùng da đỏ hoặc vết loét trên da lan nhanh
  • Tạo mủ và áp xe
  • Sốt

Trong trường hợp nặng người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như:

  • Ớn lạnh.
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mê sảng.
  • Đau cơ, da ấm nóng, vã mồ hôi.
  • Các triệu chứng cho thấy bệnh viêm mô tế bào đang lan tỏa
  • Buồn ngủ.Hôn mê.
  • Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da.
  • Có nhiều phồng rộp da.
Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt
Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn gây bệnh từ răng hoặc từ mô nha chu bị viêm xâm nhập được vào trong xương hàm (thông qua các khối áp xe chóp răng, túi nha chu sâu, hoặc do điều trị nội nha). Tiếp theo vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng khu trú sẽ là phá hủy lớp màng xương ở hàm sau đó lan đến gây nhiễm trùng ở các lớp mô mềm ở vùng mặt.

Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt
Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt

Viêm mô tế bào có bị lây từ người sang người hay không?

Viêm mô tế bào thường không bị lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng: nếu vùng da bị đứt hở trên da của bạn chạm phải vùng da của người bị nhiễm trùng, thì bạn sẽ có khả năng bị lây bệnh. 

Hệ miễn dịch suy giảm có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở do bị chàm hoặc nấm và dễ dàng gây nên việc viêm lở loét nghiêm trọng.

Tóm lại, bệnh này không dễ dàng lây từ người này sang người khác song người có vấn đề về sức khỏe vẫn phải rất cẩn trọng. Vì nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ trở nên nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.

 Phương pháp chẩn đoán viêm mô tế bào

Chẩn đoán ban đầu viêm mô tế bào thường dựa trên thăm khám triệu chứng lâm sàng, một số trường hợp sẽ cần nuôi cấy máu, nuôi cấy mô để chẩn đoán chính xác. Nhất là khi bệnh nhân viêm mô tế bào do suy giảm miễn dịch, có dấu hiệu hoặc nguy cơ bị nhiễm trùng nặng toàn thân.

Viêm mô tế bào ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể tiến triển nặng, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do vậy các đối tượng này cần chẩn đoán bệnh và điều trị nhanh chóng.

Triệu chứng của viêm mô tế bào khá dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác, nhất là viêm da ứ đọng hay viêm da tiếp xúc dẫn đến điều trị sai cách không đạt hiệu quả tốt. Để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác, dựa trên các đặc điểm sau của bệnh viêm mô tế bào:

Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt
Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt
  • Viêm mô tế bào gây tổn thương, sưng, nóng đỏ da không giới hạn, xuất hiện toàn thân hoặc một vài vùng trên cơ thể đi kèm với triệu chứng toàn thân khá rõ ràng.
  • Viêm da tiếp xúc thường gây đỏ, ngứa, khó chịu ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích thích, thường có giới hạn và không kèm theo triệu chứng toàn thân.
  • Viêm da ứ đọng có đặc điểm viêm da khá rõ ràng như: tổn thương da dạng chàm, vảy da, lichen hóa, ứ đọng tĩnh mạch và đối xứng hai bên.

Ngoài ra, điều trị viêm mô tế bào bằng kháng sinh thường đáp ứng khá tốt, kể cả các trường hợp viêm nặng trên vùng da rộng. Tuy nhiên, các trường hợp ổ áp xe hình thành trên da cần loại bỏ bằng cách chích rạch và tháo mủ. Nếu không kịp thời tháo mủ, mủ viêm tích tụ cùng với nhiễm trùng da có thể khiến vùng da bị hoại tử, thậm chí biến chứng đến nhiễm khuẩn huyết, tắc nghẽn mạch,…

Phương pháp điều trị bệnh viêm mô tế bào

Người bệnh viêm mô tế bào cần điều trị sớm bằng kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn nặng, cụ thể như sau:

  • Dùng kháng sinh phù hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ, với trường hợp nhẹ có thể sử dụng kháng sinh đường uống. Tuy nhiên trong trường hợp nặng như nghi ngờ có nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cơ cần nhập viện điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Có thể chọn một trong số các phác đồ kháng sinh như Penicillin G, Amoxicillin-clavulanate, Ceftriaxon, Roxithromycin,..
  • Trường hợp có viêm tắc tĩnh mạch cần sử dụng thuốc chống đông theo đúng chỉ định.
  • Khi bệnh chuyển nặng, các tế bào bị nhiễm trùng nghiêm trọng, thuốc kháng sinh không còn có tác dụng thì bác sĩ có thể kết hợp phẫu thuật để loại bỏ mô hoại tử, tránh để tình trạng bệnh thêm nặng.
Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt
Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về Viêm Mô Tế Bào Vùng Hàm Mặt. Icare-Plus hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

You may also like

Leave a Comment