[TÌM HIỂU] Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Khi Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm

by admin

Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm là tình trạng thường gặp ở những bé trong độ tuổi sơ sinh. Mặc dù hiện tượng này xảy ra khá phổ biến nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng đều biết cách xử lý đúng. Vậy nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị ho và nôn trớ nhiều về đêm là gì? Cùng Icare-Plus tìm hiểu qua bài viết sau.

Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm
Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm

Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm có nguy hiểm không?

Ho và nôn về đêm là tình trạng thay đổi sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Do đó, nôn và ho về đêm thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây nguy hiểm cho bé.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá chủ quan trước tình trạng trên của con. Bởi lẽ, nếu ho và nôn về đêm kéo dài liên tục trong 1 tuần hoặc dài hơn thì đây có thể là cảnh báo cho một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Lúc này, các bậc phụ huynh nên tìm đến các cơ sở y tế để có thể thăm khám và chẩn đoán tình trạng sức khỏe chính xác cho con. 

Không chỉ vậy, nếu tình trạng trên kéo dài lâu có thể khiến bé thiếu ngủ trầm trọng đi kèm với tình trạng thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của con.

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị ho và nôn trớ về đêm

Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm
Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm

Trẻ ho và nôn trớ về đêm đôi khi là dấu hiệu của những bệnh lý ở hệ tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, trào ngược dạ dày) và các căn bệnh liên quan tới hệ thần kinh (viêm não, viêm màng não,…). Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cẩn trọng vì có thể con đang mắc phải bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm phổi,…).

Ho và nôn trớ về đêm cũng là triệu chứng thường gặp khi bé bị cảm lạnh, cảm cúm. Đây là những bệnh lý không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh khi cơ thể bị vi khuẩn, virus tấn công. Lúc này, khoang mũi của bé sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy, khi lượng dịch nhầy này nhiều và tràn xuống cổ họng sẽ khiến con buồn nôn, ho và nôn trớ về đêm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu ớt trước các tác nhân từ bên ngoài. Do đó, khả năng mắc bệnh càng cao và diễn tiến của bệnh cũng thường phức tạp hơn so với những trẻ lớn hơn. Một số căn bệnh hiếm gặp có triệu chứng nôn trớ về đêm là nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,… có nhiều mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của bé.

Do đó, nếu bố mẹ thấy con có triệu chứng ho, nôn trớ kèm theo ngủ mê, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, li bì cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm
Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm

Cách xử lý ngay khi bé 3 tuổi hay bị nôn trớ

Khi phát hiện trẻ nôn trớ, mẹ nên thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Nhanh chóng cho trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên để chất nôn không lọt vào đường thở. Khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng của trẻ để trấn an và đẩy hết chất nôn trong họng trẻ ra ngoài.

Bước 2: Làm sạch chất nôn dính trên miệng, họng và mũi của trẻ bằng gạc ẩm và thay quần áo sạch cho bé, tránh tắm rửa bằng nước.

Bước 3: Khi trẻ nôn xong, cứ 5 phút mẹ cho bé uống 5 – 10ml nước hoặc dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Sau 4 giờ nếu trẻ hết nôn, mẹ cho bé uống gấp đôi lượng dịch.

Bước 4: Mẹ có thể cho bé ăn cháo hoặc súp nếu bé không còn nôn sau 8 giờ, và duy trì chế độ ăn bình thường sau 24 – 48 giờ. Tránh ăn đồ cay nóng vì chúng gây khó tiêu và kích thích trẻ nôn nhiều hơn.

Bước 5: Để bé nằm nghỉ ngơi ở tư thế gối cao đầu để ngăn chất nôn hoặc thức ăn rơi vào đường hô hấp của bé.

Không cho trẻ uống thuốc chống nôn nếu không được bác sĩ kê đơn. Vì những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ lên trẻ nhỏ.

Nếu trẻ có các dấu hiệu của dị vật đường thở như: nôn trớ, ho khạc nhiều, khó thở, tức ngực hoặc tím tái… mẹ cần mang trẻ đến cơ sở y tế ngay để cấp cứu kịp thời.

Giải pháp chăm sóc Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày

Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm
Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm
  • Theo dõi dấu hiệu mất nước

Mất nước có thể xảy ra khi trẻ nôn và ói. Các dấu hiệu mất nước nhẹ bao gồm: Môi khô nhẹ, khát nước. Trẻ mất nước nhẹ không cần đến khám ngay nhưng cần theo dõi các dấu hiệu mất nước nặng hơn bao gồm: môi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng, lúc này cần đến khám ngay.

  • Chế độ ăn

Cần tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn ăn dễ tiêu, tiếp tục cho bú mẹ nếu trẻ còn bú, có thể chia nhỏ các cữ ăn và ăn chậm, cho trẻ ăn uống theo nhu cầu, tránh ép trẻ ăn quá nhiều. Sau bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng, tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị nôn.

  • Bù nước

Dùng dung dịch Oresol pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch Oresol không gây nôn ói nặng hơn, giúp phòng ngừa và điều trị mất nước do các bệnh lý. Nếu trẻ không chịu uống hay nôn ngay sau khi uống dung dịch oresol, phụ huynh cần theo dõi sát các triệu chứng mất nước nặng hơn và cho uống lại sau 10 phút.

  • Nằm đầu cao

Cho trẻ nằm đầu cao sẽ góp phần làm giảm trào ngược. Tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực ổ bụng như mặc quần áo quá chật.

  • Phòng ngừa lây lan

Trường hợp trẻ bị nôn do siêu vi, vi trùng dễ lây nhiễm, cha mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, tránh lây lan cho bản thân, người trong gia đình và bạn bè. Rửa tay thường xuyên và giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn 24 giờ.

Thăm khám bác sĩ trong trường hợp nào?

Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm
Trẻ 3 Tuổi Hay Bị Nôn Về Đêm

Nếu trẻ 3 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn kèm theo các hiện tượng dưới đây thì ba mẹ cần cho con đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa có thể thăm khám điều trị kịp thời. 

Đó là dấu hiệu bao gồm: Nôn kèm theo sốt, nôn mửa liên tục nhưng trẻ không chịu uống bù nước điện giải, có dấu hiệu mất nước như háo nước, môi khô, mắt trũng, ít quấy hơn, nôn ra mật màu xanh lá, nôn liên tục trong hơn hai ngày…

Như vậy qua bài viết trên Icare-Plus hi vọng bạn đã biết nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn về đêm.

You may also like

Leave a Comment