[TÌM HIỂU] Tên Gọi Và Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới

by admin

Số thứ tự răng hàm dưới và hàm trên sẽ được ký hiệu dựa theo các quy chuẩn trong y khoa để thuận tiện cho bác sĩ khi đọc và viết, tiết kiệm thời gian hơn trong việc chẩn đoán và điều trị cho khách hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là kiến thức cơ bản cho chúng ta, khiến cho quá trình thăm khám diễn ra suôn sẻ hơn, bạn cũng có thể nắm được kỹ càng tình trạng của mình. Nào hãy cũng Icare-Plus tìm hiểu về điều này qua bài viết sau.

Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới
Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới

Sự hình thành và 3 giai đoạn phát triển răng-Số thứ tự răng hàm dưới

Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới
Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới

Trên cơ thể con người, hệ răng là cơ quan đặc biệt có thời gian hình thành dài nhất. Mầm răng được hình thành ngay khi chúng ta còn là phôi thai, ở tuần thứ 6-8 trong bào thai là giai đoạn xuất hiện của mầm răng sữa.

Đến tháng khoảng thứ 3-5 dần mầm răng vĩnh viễn cũng hình thành. Nhưng đến năm 17 – 25 tuổi, hệ răng mới hoàn toàn đạt được hình thể sau cùng. Trong quá trình đó, thứ tự mọc răng sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn mầm: Hình thành từ những tế bào biểu mô, ít thay đổi về hình thể và chức năng.
  • Giai đoạn mũ: Mầm trong giai đoạn này bắt đầu tăng sinh, hình thành túi răng và tổ chức quanh răng. Số lượng những mạch máu trong nhú răng gia tăng.
  • Giai đoạn hình chuông: Mầm răng phát triển liên tục, mô tự biến đổi hình thể tọa nên những hình thái riêng biệt. Đến một giai đoạn thích hợp răng bắt đầu nhú và hoàn tất quá trình hình thành thân răng.

Phương thức hình thành răng sữa và răng vĩnh viễn tương tự nhau, chỉ khác nhau về mặt thời gian. Ngoại trừ răng khôn, mầm răng thường muộn hơn từ 5 tuổi. Đôi lúc, chính sự sai lạc trong quá trình phát triển sẽ dẫn đến thiếu hay hình thành răng thừa.

Cách đếm răng trên cung hàm

Hàm răng của một người trưởng thành bình thường gồm 28 – 32 chiếc răng và được chia làm 4 phần cung hàm, từ 1 đến 4 đối với người lớn theo chiều kim đồng hồ.

Để dễ dàng đếm các răng ở 4 phần cung hàm, chúng ta lấy 4 răng cửa đại diện cho 4 răng đầu tiên của mỗi cung hàm làm cột mốc ở giữa. Răng cửa được gọi là răng số 1 trong mỗi cung hàm. Từ răng cửa, đếm từng răng một về phía sau bạn sẽ biết số thứ tự các răng của mình.

Ví dụ về cách đếm răng:

Ở hàm trên, phần hàm trên bên tay phải sẽ là phần hàm thứ nhất (kí hiệu I). Răng cửa giữa bên phải sẽ có thứ tự là răng số 1, răng bên phải răng cửa là răng cửa bên có số thứ tự là số 2, tương tự là răng số 3. Áp dụng tương tự với phần cung hàm trên bên trái và hàm dưới.

Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới
Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới

Cách đọc răng

Khi đã nắm được cách đếm răng cơ bản thì đọc răng cũng là một việc hoàn toàn dễ dàng. Cách đọc răng không khó như mọi người thường nghĩ là phải đọc 28 – 32 chiếc răng với từng tên gọi khác nhau. Để đọc răng chính xác, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: R + cung hàm (số thường) + thứ tự răng.

Trong đó, R là viết tắt của Răng, thứ tự răng là cách đếm răng đã được đề cập ở phần trên. Về phần cung hàm cũng đã được đề cập ở trên, phần cung hàm ở phía trên bên phải sẽ là phần cung hàm 1, 3 phần cung hàm còn lại sẽ được đánh dấu theo chiều kim đồng hồ.

Ví dụ:

  • Răng thứ 3 hàm trên bên trái có cách đọc là: R23
  • Răng thứ 6 hàm dưới bên phải có cách đọc là: R46
  • Răng thứ 5 hàm trên bên phải có cách đọc là: R15
  • Răng thứ 2 hàm dưới bên trái có cách đọc là: R32.

Đối với răng sữa, cách đọc răng là chỉ thay đổi các phần cung hàm 1 2 3 4 bởi các số 5 6 7 8, và được hiểu như sau:

  • Phần cung hàm 1 của răng người lớn sẽ tương đương với số 5
  • Phần cung hàm 2 của răng người lớn sẽ tương đương với số 6
  • Phần cung hàm 3 của răng người lớn sẽ tương đương với số 7
  • Phần cung hàm 4 của răng người lớn sẽ tương đương với số 8.
Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới
Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới

Số Thứ tự của các răng trên cung hàm

Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới
Số Thứ Tự Răng Hàm Dưới

Số thứ tự của các răng trên cung hàm sẽ được chia như sau:

  • Răng cửa chính (răng số 1): Là 4 chiếc răng ở giữa trên cung hàm, thẳng hàng với trán và sống mũi. Răng này có 1 chân, hình dạng như chiếc xẻng, dùng để cắn và xé thức ăn
  • Răng cửa phụ (răng số 2): Là những răng nằm cạnh răng cửa chính ở 2 phía, có vai trò hỗ trợ răng số 1 trong việc cắn xé thức ăn.
  • Răng nanh (Răng số 3): là 4 chiếc răng nhọn và dài nhất trên cung hàm, răng này có thể mọc trên nướu tạo răng ra răng khểnh, giúp bạn có được nụ cười duyên dáng.
  • Răng cối nhỏ 1, 2 (Răng số 4, 5): Mỗi loại có 4 chiếc, số lượng chân răng từ 1 đến 2 chân, nằm cạnh răng nanh. Răng có hình dáng ngọn giáo, mũi răng dày, 4 cạnh răng đều sắc nhọn, có chức năng cắn xé thức ăn.
  • Răng cối lớn 1 hay còn gọi là răng cấm (Răng số 6): Răng này khá lớn có từ 2 đến 3 chân, có vài trò nghiền nát thức ăn trên cung hàm. Răng có diện tích lớn, mặt răng to và hình thù khá phức tạp.
  • Răng cối lớn thứ 2 (Ký hiệu răng là răng số 7): Răng này hỗ trợ răng số 6 trong hoạt động ăn nhai, nghiền nát thức ăn.
  • Răng cối lớn thứ 3 (Răng số 8): Răng có thể có 4 chiếc như những răng khác, hoặc cũng có thể không mọc. Đôi khi răng còn mọc lệch hoặc mọc ngầm gây đau nhức nên thường được bác sĩ khuyên nhổ bỏ.

Để xác định vị trí và số thứ tự răng hàm dưới và hàm trên, bạn hãy trực tiếp soi vào gương và đếm từng răng, bắt đầu từ răng cửa ở giữa vào trong, chia đều theo 4 cung hàm.

Icare-Plus hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ được số thứ tự răng hàm dưới và hàm trên cũng như cách ký hiệu răng trong nha khoa.

You may also like

Leave a Comment