Nhện là một trong những loài động vật mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu. Đó có thể là trong nhà bạn, trong vườn cây, hay các góc kẹt,…Vậy, ở Việt Nam có những loài nhện nào phổ biến và Những Loài Nhện Độc Ở Việt Nam là gì, hình dáng và tập tính của chúng như thế nào,…Hãy cùng Icare-Plus tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Giới thiệu tổng quan về loài nhện- Những Loài Nhện Độc Ở Việt Nam
Đặc điểm hình thái
Loài nhện (còn có tên gọi khác là nhền nhện), tên khoa học là Araneae. Chúng là một loài động vật không xương sống và có bộ xương ngoài, thuộc lớp hình nhện (Arachnida), ngành chân khớp (Arthropoda). Tất cả cơ thể của nhện đều gồm hai phần: phần đầu ngực và phần bụng.
Hai phần này được nối với nhau bởi một eo hẹp, gọi là cuống nhỏ. Chúng có tám chân, hầu hết có tám mắt đơn giản, một số loài có ít mắt hơn hoặc thậm chí là không có mắt. Đôi kìm có tuyến độc, miệng của nhện không có màng nhai. Nhện không có cánh.
Tập tính
Nhện có tập tính chăng lưới. Để thực hiện được điều này, chúng thường có nhiều cách khác nhau như chăng dây tơ khung, chăng sợi tơ vòng, chăng dây tơ phóng xạ, chờ mồi (ở trung tâm lưới)…Mạng nhện có nhiều chức năng như: giăng bẫy để bắt mồi, giữ trứng, giữ tinh trùng, leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá,…
Nhện sống ở hầu hết mọi môi trường và lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Theo thống kê, có khoảng hơn 40.000 loài nhện đang sinh sống trên Trái Đất.
Tổng hợp Những Loài Nhện Độc Ở Việt Nam
Nhện túi vàng
Hình dáng
- Chiều dài từ 1/4 đến 3/8 inch
- Có 4 đôi chân, đôi đầu tiên dài hơn đôi thứ tư
- Tám mắt màu sẫm bằng nhau xếp thành hai hàng ngang
- Có màu xanh xám, bụng có thể màu vàng hay màu be có sọc tối chạy dọc theo chiều dài cơ thể
Thói quen
- Thức ăn thường là côn trùng nhỏ
- Loài Nhện này xây ống hay túi tơ (thay vì mạng) ở một nơi được bảo vệ được dùng làm nơi ẩn dật ban ngày của chúng
- Xuất hiện vào ban đêm để tìm thức ăn và rơi xuống sàn để tìm sự che chở khi bị quấy rầy
Vòng đời
- Con cái có thể đẻ vài lứa trứng trong suốt cuộc đời nó. Mỗi lứa con cái đẻ khoảng 5 túi trứng, mỗi túi có từ 30 đến 48 trứng
- Khoảng 30% con đực trưởng thành bị con cái ăn sau khi giao phối
Nhện lưng đỏ – Redback Spider
Nọc của nhện lưng đỏ chứa một chất độc thần kinh gây buồn nôn, đau đầu, đổ mồ hôi, tức ngực trong 24 giờ. Vết cắn của con nhện lưng đỏ mà chứa tất cả các loại độc tố của nó thì có thể giết chết một người trưởng thành. Loài nhện này đã giết chết 14 người, trước khi thuốc giải độc được tìm ra vào những năm 1950.
Nhện sói
Hình dáng
- Con nhện cái trưởng thành dài khoảng 5/16 inch, con đực khoảng 1/4 inch
- Chúng thường có màu nâu đến xám
Thói quen
- Chúng sống trong hang cạn, có lối vào mở, không trang trí hoặc trong rong rêu và chất thối rữa
- Săn vào ban đêm nhưng lẩn trốn vào ban ngày
Vòng đời
- Nhện sói mẹ mang các túi trứng quanh mình dính với cơ quan nhả tơ dưới bụng
- Nhện con leo lên lưng mẹ để sống trong vài tuần đầu tiên sau khi nở
Nhện cát 6 mắt
Đây là một trong những loài động vật có nọc độc gây chết người kinh khủng nhất. Độc tố của loài nhện này gây ra hiện tượng hoại tử và đông máu cục bộ khiến nạn nhân bị tê liệt hoặc tử vong trong những cơn đau đớn.
Triệu chứng vết thương do nhện cắn
- Cảm giác đầu tiên giống như một mũi kim. Nhưng phần lớn chúng ta không cảm thấy một vết cắn nào cả.
- Một đốm nhỏ màu trắng ngay lập tức được hình thành. Các cạnh của các đốm trắng thường có màu hồng hoặc đỏ.
- Sau vài phút (từ 5 đến 20 phút), các triệu chứng bắt đầu tăng lên.
- Có những cơn đau đột ngột ở cơ bắp, có thể co giật, chuột rút – ở cả chân và cánh tay
- Mặt rất đỏ, có thể sưng.
- Cơ thể của người bị cắn có thể xuất hiện nổi mẩn đỏ.
- Có một cảm giác tê tại vị trí chấn thương.
- Cơn đau đầu tăng, nhiệt độ tăng.
- Kèm theo đau khớp, yếu chung.
- Nước tiểu có thể có màu không đặc trưng. Có thể có màu hồng hoặc thậm chí là màu đỏ. Đây có thể là tác dụng phụ của việc phân giải cơ do chất độc của nhện. Các sản phẩn phân giải cơ gây độc thận.
Triệu chứng nguy hiểm
- Một số vết cắn ban đầu không đau, nhưng các triệu chứng thường phát triển trong vòng 30-60 phút trong mọi trường hợp. Chúng nhanh chóng trở nên đau, nghiêm trọng và lan toàn thân.
- Ngứa và dị ứng, mẩn đó xuất hiện trong khu vực của vết cắn. Ngứa cũng có thể do dị ứng với lông của loài nhện. Ngứa cũng có thể lan ra khắp cơ thể.
- Vết rộp trung tâm trở nên to, ứ máu.
- Một số người có thể để lại di chứng liên quan đến cơ bắp.
- Chất độc gây ra hội chứng toàn thân là Loxosselism chỉ được phát hiện sau 24 giờ đến 72 giờ sau khi bị cắn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tất cả các trường hợp tử vong được báo cáo trước đây là do tác dụng toàn thân của chất độc, ví dụ: sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn, suy thận, đau khớp, đau cơ, co giật, hạ huyết áp, giảm tiểu cầu, phát ban, tan máu,…/.
Bị nhện nhà cắn thì phải làm sao?
Cách chữa nhện cắn: Khi bị nhện nhà tấn công, bạn cần nhanh chóng:
- Rửa vết cắn bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng bị thương trong vòng 10 phút, ngoại trừ trường hợp vết cắn nằm gần mắt.
- Chườm lạnh lên vết thương để giúp giảm đau và sưng.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu:
- Khu vực bị cắn xảy ra hiện tượng co thắt cơ bắp
- Vùng bị cắn bỏng rộp hoặc chuyển sang màu tím
- Cơn đau nhức kéo dài không dứt
- Xuất hiện thêm các triệu chứng mới
- Bạn nghĩ người bị cắn cần khám bác sĩ.
Trên đây là một trong số Những Loài Nhện Độc Ở Việt Nam hiện nay. Icare-Plus hi vọng bài viết mang lại cho bạn thông tin hữu ích để phân biệt và tìm đúng cách để loại trừ những “thủ phạm” gây khó chịu này.