Triệu chứng nổi mụn trắng ở nướu răng hay còn gọi là mọc mụn mủ trắng, nổi cục cứng ở lợi, thường xảy ra do răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, việc nướu răng có mủ cũng là dấu hiệu của một số bệnh về nha như áp xe răng, viêm nướu, hoại tử. Bài viết này Icare-Plus sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về việc Mọc Mụn Ở Lợi Chân Răng.
Mọc Mụn Ở Lợi Chân Răng là bệnh gì?
Răng gồm có: lớp ngoài cùng là men răng, lớp giữa là ngà răng và một hốc rỗng ở giữa răng chứa các tổ chức mềm gồm mạch máu, thần kinh và mô liên kết gọi là tủy răng. Mạch máu và thần kinh đi vào trong răng qua 1 lỗ ở đỉnh của chân răng. Vùng đó gọi là cuống răng.
Chân răng là phần bạn không nhìn thấy được ở trong miệng, vì chân răng nằm ở trong một hốc xương gọi là xương ổ răng và phần ngoài cùng che phủ xương ổ răng là lợi hay còn gọi là nướu răng.
Mọc Mụn Ở Lợi Chân Răng là tình trạng tủy răng hay nướu răng (lợi) bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng tạo nên ổ abscess ở vùng cuống răng, xung quanh chân răng hay ở vùng lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, chân răng bị viêm có mủ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe toàn thân thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân nổi mụn trắng ở nướu răng
- Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Đối với những trường hợp Cô Chú, Anh Chị có sở thích ăn những thực phẩm cay, nóng, dai thì dễ dẫn đến việc kích ứng và không tốt cho lợi. Ngoài ra khi một số thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc đồ uống có ga cũng cần hạn chế sử dụng vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khi đó dễ gây viêm nhiễm và dẫn đến nổi mụn trắng ở nướu răng.
- Do vệ sinh răng miệng kém
Thường tình trạng này xuất hiện ở trẻ em, khi các bé vẫn chưa biết được tầm quan trọng của việc đánh răng và bố mẹ cũng không thường xuyên nhắc nhở và vệ sinh răng miệng cho trẻ. Khi ăn nhiều đồ ăn chứa đường, axit mà không vệ sinh răng miệng thì sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh lý về răng, nổi mụn trắng ở nướu răng là điều không thể tránh khỏi.
- Lây nhiễm khi thăm khám nha khoa
Có thể sẽ khiến nhiều phụ huynh bất ngờ, thực tế thì việc đi thăm khám nha khoa định kỳ là thói quen cần thiết và tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên nếu các thiết bị nha khoa không được vô trùng cẩn thận có thể làm lây nhiễm một vài bệnh lý nha khoa từ người thăm khám trước đó.
Do đó, nên tìm các cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ hoặc cho bản thân tốt nhất.
- Sử dụng nước súc miệng có cồn
Đối với những loại nước súc miệng có cồn có thể gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng đặc biệt có khả năng gây mụn mủ ở nướu răng. Do đó trước khi lựa chọn nước súc miệng Cô Chú, Anh Chị cần phải tìm hiểu kỹ thành phần để sử dụng an toàn và hiệu quả.
Nổi mụn ở nướu răng chẩn đoán bệnh lý nào?
- Nổi mụn trắng trên nướu răng là dấu hiệu của viêm nướu
Mọc mụn mủ ở lợi hay mụn trắng ở nướu là một trong những tình trạng vi khuẩn tấn công nướu gây viêm nướu làm chúng ta đau nhức, khó chịu. Ngoài tình trạng mọc mụn mủ thì chúng còn có thể gây nên tình trạng viêm loét, cục mụn thịt ở nướu.
- Áp xe chân răng
Trong trường hợp này, mụn mủ của bạn là một túi chứa đầy mủ và vi khuẩn, hình thành do biến chứng của bệnh viêm tủy răng, viêm chóp răng không được điều trị hoặc chấn thương.
Ngoài việc xuất hiện túi mủ, bệnh nhân áp xe răng còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Đau răng dữ dội, dai dẳng, có thể lan tỏa ra xương hàm, cổ hoặc tai.
- Răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, gây ê buốt.
- Răng bị đau khi nhai cắn.
- Một số bệnh nhân có thể bị sốt.
- Sưng mặt hoặc má, thậm chí là sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Miệng có mùi hôi khó chịu, dịch bị rò có vị mặn.
Nếu áp xe vỡ, cơn đau có thể giảm đáng kể. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn không cần phải đến nha khoa để được thăm khám, điều trị. Nếu dịch viêm không được loại bỏ hoàn toàn, chúng có thể lan đến hàm và các khu vực khác ở đầu và cổ. Thậm chí, có thể gây nhiễm trùng huyết.
- Viêm nướu gây ra hiện tượng nổi mụn ở lợi
Khi bị mọc mụn ở nướu hoặc mụn trắng ở lợi còn có thể là một trong những tình trạng xảy ra do vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng viêm nướu gây đau nhức, khó chịu.
Ngoài tình trạng mọc mụn mủ còn có thể gây tình trạng viêm loét, mụn thịt ở nướu.
- Hoại tử sàn miệng
Đây là một trong những biến chứng đáng lo ngại và nguy hiểm nhất đối với trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị xuất hiện các hạt trắng ở nướu. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng các ổ mủ từ mụn bị vỡ ra làm lây lan xuống xương hàm, lưỡi và cầm gây hoại tử sàn miệng.
Với tình trạng này diễn ra có thể khiến Cô Chú, Anh Chị bị ngừng hô hấp và gây tử vong cao. Ngoài ra mọc mụn mủ cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh ung thư miệng. Do vậy nếu tình trạng mụn mủ trắng xuất hiện nhiều Cô Chú, Anh Chị cần kiểm tra để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Mọc mụn ở lợi chân răng phải làm sao?
- Dùng gừng tươi
Gừng tươi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chứa các hoạt chất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh rất tốt. Do đó, bạn có thể uống trà gừng khi bị viêm nướu để cải thiện tình trạng bệnh.
Với cách này, bạn chỉ cần thái vài lát gừng tươi mỏng và hãm với nước nóng để uống. Lưu ý mỗi ngày không uống nhiều hơn 3 ly trà, vì nếu lạm dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng không tốt đến gan.
- Dùng lá kinh giới
Lá kinh giới cũng giúp kháng viêm, giảm sưng tấy và mưng mủ rất tốt. Do đó, khi bị viêm sưng lợi mưng mủ bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Lấy 200g lá kinh giới rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút.
- Sau đó cho vào nồi, thêm nước và một ít muối hạt và đun sôi.
- Đợi nước nguội bớt thì chắt lấy nước để súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần.
- Đến nha khoa
Trong trường hợp viêm nướu có mủ nặng, các biện pháp chăm sóc tại nhà không giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Lúc này người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị viêm lợi mưng mủ trắng hiệu quả nhất.
Phòng tránh viêm chân răng có mủ như thế nào?
Bạn nên chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt bằng cách chải răng đúng cách ít nhất 02 lần/ngày, sử dụng chỉ tơ nha khoa thay tăm xỉa răng để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn tồn đọng ở kẽ răng, dùng nước muối súc miệng sau mỗi khi ăn để giúp miệng sạch sẽ.
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho răng. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tính axit cao. Nên bổ sung thêm canxi, vitamin… cho răng từ các loại thực phẩm thiên nhiên như trứng, đậu, sữa, nấm… Tránh xa các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay, vì nó rất dễ làm tổn thương răng.
Bạn nên đi khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Răng sẽ được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời nếu phát hiện có bệnh lý tại răng. Khi nhận thấy chân răng có mủ, nên kịp thời đến nha khoa để được nha sĩ xử lý một cách triệt để và hiệu quả nhất
Mọc Mụn Ở Lợi Chân Răng không những gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng khác. Do đó, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lý này, bạn cần phải nhanh chóng xử lý theo những chia sẻ của Icare-Plus trong bài viết trên. Tránh tâm lý chủ quan khiến tình trạng bệnh nặng và khó chữa khỏi hoàn toàn.