Cao huyết áp là căn bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi và nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp vốn khá đa dạng. Để cải thiện tình trạng này nhiều người thường đun các loại nước lá để uống trong ngày, trong đó điển hình nhất là lá vối. Vậy huyết áp cao có uống được lá vối không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của Icare-Plus.
Thắc mắc: Huyết áp cao có uống được lá vối không?
Đáp án là nước lá vối có thể sử dụng được cho người huyết áp cao. Do đó người bệnh huyết áp cao hoàn toàn có thể uống nước vối như một loại nước để thanh nhiệt khi nắng nóng.
Lá vối và nụ vối được biết đến là có tác động khá tốt với người cao huyết áp nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Chính vì vậy, nếu bạn bị tăng huyết áp, bạn vẫn cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có những tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp là sự kết hợp của áp lực tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu đại diện cho áp lực khi tim đang đập và huyết áp tâm trương là chỉ số khi tim nghỉ ngơi. Vậy huyết áp bình thường và huyết áp cao là bao nhiêu? Bình thường, chỉ số huyết áp luôn ở dưới ngưỡng 120/80 mmHg.
Bạn sẽ được chẩn đoán tiền tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu ở mức giữa 120 – 129 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg. Gọi là huyết áp cao giai đoạn 1 khi chỉ số áp lực tâm thu trong khoảng 130 – 139 mmHg hoặc tâm trương giữa 80 – 89 mmHg. Huyết áp cao giai đoạn 2 xảy ra khi huyết áp tâm thu chạm mốc 140 mmHg hoặc tâm trương đạt 90 mmHg.
Huyết áp cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và tiểu đường. Một số biến chứng khác khi không kiểm soát tốt huyết áp, bao gồm: Tổn thương động mạch, phình động mạch, suy tim, tắc hoặc vỡ mạch máu, suy giảm chức năng thận, mất thị lực, suy giảm nhận thức, hội chứng chuyển hóa (cholesterol và insulin cao, xơ vữa động mạch, tăng kích thước vòng eo).
Thông thường, người mắc không có triệu chứng cao huyết áp rõ ràng, nhưng các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm: Đau ngực, đau đầu, ù tai, nhịp tim không đều, chảy máu mũi, mệt mỏi hoặc thay đổi thị lực.
Tác dụng của lá vối với sức khỏe
Để có cơ sở xem xét bệnh huyết áp cao có uống được lá vối không? Chắc chắn bạn cần phải hiểu một cách tổng quan nhất về tác dụng của loại lá này đem đến cho sức khỏe con người.
Lá vối là loại lá vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở những vùng nông thôn tại Việt Nam. Lá vối tương đối lành tính nên rất dễ sử dụng. Trong lá vối có chứa chất tanin – đây là chất có tác dụng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả, nhiều khoáng chất có lợi, chứa một số chất kháng sinh tham gia quá trình ức chế vi khuẩn gây bệnh. Lá vối tươi hoặc lá vối khô sắc cô đặc được nhiều người dùng như một loại thuốc sát khuẩn hỗ trợ điều trị một số căn bệnh ngoài da.
Ngoài ra, lá vối còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt nên thường được vò nát, nấu với nước sôi và dùng như một loại nước uống thơm ngon vào mùa hè. Loại nước này thơm, mát và rất dễ uống nên được nhiều người yêu thích.
Hướng dẫn cách nấu nước lá vối chuẩn
Vị lá vối hơi chát, tính mát, được sử dụng làm nguyên liệu nấu nước uống thanh lọc cơ thể, giúp mát gan, giải độc, tốt cho bàng quang. Có hai loại lá vối được sử dụng là lá vối nếp và vối tẻ. Khi nấu lá vối nếp màu sắc nước thường đập hơn, đồng thời mùi vị cũng ngon và dễ uống hơn lá vối tẻ.
Uống nước lá vối giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ cải thiện hiện tượng nóng trong và nhiều vấn đề khác. Huyết áp cao có uống được nước lá vối không? Câu trả lời là có.
Tuy nhiên bạn cần biết cách nấu đúng để giúp giữ được các hoạt chất tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch một nắm lá vối tươi, ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch.
- Tiếp đến bạn cho lá vối vào trong ấm, cho nước lạnh vào đun sôi rồi để nguội.
- Dùng uống hàng ngày, lưu ý nước vối hơi đắng, tuy nhiên nếu bạn ngậm lâu sẽ thấy được vị ngọt tự nhiên.
Bạn có thể sử dụng lá vối tươi hoặc lá vối khô đều được. Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, để nước lá vối được thơm ngon hơn thông thường người ta sẽ ủ qua lá sau đó mới tiến hành nấu nước. Lá vối ủ rồi phơi nắng sẽ có màu vàng đen, nấu lên làm nước thơm ngon hơn.
Bạn có thể tham khảo cách ủ lá vối dưới đây:
Cách 1: Sử dụng lá vối. Rửa sạch sau đó cắt nhỏ rồi rửa lại giúp loại bỏ nhựa trong lá. Cho lá vối vào trong thùng rồi dùng rơm rạ phủ kín. Ủ trong vài ngày đến khi bạn nhận thấy lá chuyển thành màu đen thì mang rang nắng phơi khô. Việc ủ lá sẽ giúp chuyển hóa các hoạt chất trong lá vối thành chất có lợi cho cơ thể.
Cách 2: Sử dụng lá vối và nụ vối. Cho nguyên liệu vào trong bao tải, buộc chặt rồi tiến hành ngâm nước trong khoảng 2 ngày. Tiếp đến bạn vớt nguyên liệu ra và tiến hành phơi nắng gần khô. Sau đó lại cho chúng vào trong ủ thêm 6 tiếng. Lá sau khi ủ phơi khô hoàn toàn rồi cho vào túi bảo quản sử dụng dần.
Những lưu ý khi dùng trà lá vối là gì?
Tuy lá vối đem lại nhiều công dụng tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch và giúp phòng chống nhiều loại bệnh. Tuy nhiên không phải ai sử dụng nụ vối đều đem lại lợi ích cho sức khỏe mà đôi khi, việc sử dụng nụ vối có thể gây ra tác hại không mong muốn cho vài người. Những nhóm người được khuyên không nên dùng trà vối chính là:
- Phụ nữ có thai.
- Người huyết áp thấp.
- Người quá gầy hoặc sức khỏe suy nhược.
- Trẻ em.
Những người thuộc các nhóm kể trên tốt nhất không nên dử dụng nước lá vối, nếu muốn sử dụng phải theo hướng dẫn và sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không những thế, nước lá vối cũng không nên sử dụng quá tùy tiện, tránh trường hợp lạm dụng quá mức.
Có một điều cần lưu ý là lá vối dùng để pha nước nên là lá vối khô, không nên sử dụng lá vối tươi vì trong lá vối tươi chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong cơ thể, gây ra tình trạng hao huyết.
Nước lá vối chỉ nên uống một ngày 1 ly hoặc 1 ấm, không nên uống nước lá vối được pha quá đặc vì có thể dễ gây đầy bụng, chướng bụng gây khó hịu cho cơ thể, gây choáng váng,…
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc một cách cụ thể về việc Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không và nên sử dụng trà lá vối như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Icare-Plus mong bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu kĩ hơn và các loại thuốc nam có công dụng hạ huyết áp, đặc biệt là lá vối.