Việc giữ đường huyết ở mức ổn định luôn là điều cần thiết. Đặc biệt đối với người lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,… Ngày nay, các bác sĩ thường cung cấp Bảng Theo Dõi Đường Huyết Tại Nhà cho bệnh nhân. Đây được xem là một chiếc chìa khóa theo dõi sức khỏe. Mời bạn đọc cùng Icare-Plus theo dõi bài viết sau.
Bảng chỉ số đường huyết là gì? Bảng Theo Dõi Đường Huyết Tại Nhà
Bảng chỉ số này là định lượng đường huyết lý tưởng của một người trong suốt cả ngày. Chúng bao gồm cả trước và sau bữa ăn. Chuyên gia y tế thường đưa mức khuyến nghị giá trị đường huyết thông qua dạng bảng. Bảng chỉ số sẽ giải thích những mức bình thường và bất thường cho người có và không có bệnh tiểu đường.
Do đó, bảng này là một công cụ quan trọng quản lý nguy cơ bệnh tiểu đường. Những chỉ số này được thể hiện như sau:
Bảng chỉ số đường huyết dành cho thai phụ
Thời điểm đo đường huyết | Mức đường huyết khuyến khích |
Lúc bụng đói hay trước khi ăn sáng | 60-90 mg/dl |
Trước bữa ăn | 60-90 mg/dl |
1-2 giờ sau bữa ăn | 100-120 mg/dl |
Bảng chỉ số đường huyết dành cho những đối tượng còn lại (theo khuyến nghị chính thức của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì – ADA)
Thời điểm và chỉ số đo | Người không mắc bệnh tiểu đường | Người không mắc bệnh tiểu đường |
Lúc bụng đói | 70-99 mg/dl (3,9 -5,5 mmol/L) | 80-130 mg/dl (4,4 -7,2 mmol/L) |
1-2 giờ sau bữa ăn | Dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/L) | Dưới 180 mg/dl (10 mmol/L) |
HbA1c (bất kỳ thời gian nào) | dưới 5,7% | dưới 7% |
Diễn giải kết quả
Bảng chỉ số đường huyết cũng cho thấy những rủi ro theo từng mức đường xác định:
- Mức đường dưới 50 mg/dl: cần nạp đường ngay để nâng mức đường. Đồng thời cần đến bệnh viện ngay.
- Mức đường từ 70 – 90 mg/dl: cần bổ sung những đồ ngọt khi có các triệu chứng hạ đường. Nếu bạn lo lắng về tình trạng này, bạn nên tìm đến sự tư vấn y tế cần thiết.
- Mức đường từ 90 – 120 mg/dl: phạm vi bình thường.
- Mức đường huyết từ 120 – 160 mg/dl: cần đo đường thường xuyên và điều chỉnh lối sống.
- Mức đường huyết từ 160 mg/dl trở lên: nguy cơ bệnh đái tháo đường và cần điều trị ngay khi chẩn đoán.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết
Thức ăn khi vào đến hệ tiêu hóa sẽ chuyển thành những dạng năng lượng khác nhau mà một trong số đó là đường (hay còn gọi là glucose). Bên cạnh nhịp tim và huyết áp, chỉ số đường huyết cũng là một chỉ số sức khỏe rất quan trọng cần phải theo dõi thường xuyên tại nhà.
Tại các cơ sở y tế, đường huyết được đo bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay để đem đi xét nghiệm. Hiện nay bệnh nhân đã có thể sử dụng những thiết bị đo đường huyết tại nhà bằng cách lấy kim châm vào đầu ngón tay, nặn máu vào que thử và cho vào máy đọc. Đơn vị đo đường huyết trung bình là miligam/decilit (mg/dl).
Trên thực có nhiều yếu tố tác động lên mức đường huyết, vì vậy việc đo đường huyết có thể dẫn đến những kết quả khác nhau bao gồm:
- Tuổi tác: Với người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi sau 45 tuổi, chỉ số đường huyết thường sẽ tăng cao hơn do sự tích tụ đường lâu dài. Bên cạnh phải kể đến nguyên nhân do công suất phân giải đường của tụy bị suy giảm.
- Bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, bệnh hệ động/tĩnh mạch cũng dẫn đến tình trạng tăng đường huyết đáng kể.
- Tổn thương hiện có ở mắt, thận, mạch máu, não, tim… đòi hỏi cơ thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn để sửa chữa, đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây tăng đường trong máu;
- Stress, trạng thái ốm có thể dẫn đến tăng đường huyết. Tăng đường xuất phát từ những căng thẳng cuộc sống. Ngoài ra sự gia tăng insulin khi bị stress cũng làm tăng nồng độ glucose đáng kể;
- Thử đường huyết là cách tốt nhất để bệnh nhân tự đánh giá đáp ứng của cơ thể đối với thức ăn, tập thể dục, thuốc điều trị, tình trạng stress, bệnh lý… qua đó điều chỉnh cách chăm sóc cơ thể, cách cân đối bữa ăn, cường độ tập luyện thể dục thể thao, điều chỉnh liều liều thuốc hạ đường huyết… Ngoài ra, thử đường huyết còn giúp xác định hạ/tăng đường để xử trí cấp cứu kịp thời.
Ai cần thử đường huyết tại nhà?
Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết ở những thời điểm khác nhau sẽ khác nhau:
- Chỉ số đường huyết khi đói < 140 mg/dL
- Chỉ số đường huyết sau ăn (bất kỳ) < 180
- Chỉ số đường huyết thấp (hạ đường huyết) < 70
- Chỉ số đường huyết cao (tăng đường huyết) > 250 mg/dL
Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, bạn cần kiểm tra thường xuyên việc đo đường huyết tại nhà:
- Người đang dùng insulin
- Phụ nữ có thai
- Khó kiểm soát mức đường huyết
- Người có mức đường huyết thấp, đặc biệt không có dấu hiệu cảnh báo
- Có ceton do lượng đường trong máu cao
Tại sao nên thử tiểu đường tại nhà?
Nếu quản lý tốt cách đo đường huyết tại nhà, người bệnh không chỉ ngừa được các biến chứng đái tháo đường mà còn xử lý kịp các tình huống khẩn cấp do bệnh tiểu đường gây ra như hạ đường huyết, tăng đường huyết,….
Thói quen kiểm tra đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường còn giúp bạn nhận lại nhiều lợi ích khác:
- Kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường đang ở mức độ nào.
- Tập thể dục và thức ăn đã ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu. Bạn có cần thay đổi món ăn hay duy trì chế độ ăn như cũ.
- Những vấn đề như bệnh tật và căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào.
- Thuốc tiểu đường hoạt động tốt như thế nào? Có cần phải báo bác sĩ thay đổi liều lượng thuốc?
- Nắm được thời điểm lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp trong ngày.
Đường huyết tăng bao nhiêu thì không bình thường và nguy hiểm thế nào?
Bảng đo chỉ số đường huyết từ 130mg/ dl đến 180 mg/ dl được nhiều bác sĩ đánh giá là chấp nhận được (chỉ số này được xét nghiệm lúc ăn no, thường là 2 tiếng sau bữa ăn). Đường huyết tăng trên 180mg/ dl được xác định là đường huyết cao có thể do khả năng tiết ra insulin của tuyến tụy bị hạn chế.
Đường trong máu được điều chỉnh bằng insulin tuyến tụy tiết ra, khi không thể tầm soát đường huyết với chỉ số bình thường của bản thân, thì tuyến tụy làm việc quá sức dẫn đến hỏng, người bệnh có nguy cơ bị các biến chứng gây hại đến cơ thể sức khỏe như: xơ vữa động mạch, máu hư; nhồi máu cơ tim; thị lực giảm hẳn; đột quỵ.
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Đường huyết gia tăng do nhiều yếu tố tạo thành tuy nhiên thông thường là do lối sống sinh hoạt thường ngày không lành mạnh dẫn đến tăng hoặc giảm huyết áp. Vậy, để duy trì chỉ số đường huyết cơ thể tốt nhất, sau đây Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp sẽ đưa ra một số phương pháp duy trì chỉ số đường huyết của cơ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống:
- Cần nạp một lượng thức ăn vừa đủ với các chất dinh dưỡng khác nhau, hạn chế lượng carbohydrate từ tinh bột và những thực phẩm khác. Tuy nhiên, chỉ nên hạn chế chứ không nên bỏ hoàn toàn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Uống đủ nước hoặc nhiều hơn thường ngày để giúp làm loãng máu, giảm lượng đường dư thừa.
- Bổ sung các loại đậu, các chất xơ từ vitamin và các thực phẩm khác như trái cây, rau củ, các loại hạt, ngũ cốc,…
- Ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, uống sữa để làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu.
Thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh:
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ hạn chế ngủ muộn. Đảm bảo giấc ngủ chất lượng khoảng thời gian ngủ thường ngày nên là 8 giờ.
- Vận động thường xuyên bằng các môn thể thao hoặc các hoạt động vận động cơ thể đảm bảo tiêu hao lượng đường dư thường tích tụ trong máu. Việc tập luyện, vận động cơ thể còn giúp ích rất lớn đến tình trạng cơ thể đảm bảo hạn chế đường nhiều căn bệnh nguy hiểm, giảm căng thẳng, mệt mỏi thường ngày.
- Tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động lành mạnh để giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu.
- Ăn uống đúng giờ, đủ bữa.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về Bảng Theo Dõi Đường Huyết Tại Nhà, cùng với đó là cách đọc bảng thử đường huyết cũng như một số thông tin về đường huyết, cách duy trì lượng đường huyết trong máu bạn có thể tham khảo để từ đó phòng ngừa và có biện pháp kịp thời. Icare-Plus chúc bạn và gia đình sức khỏe!