X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Đây là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau. Trong bài viết sau mời bạn cùng Icare-Plus tìm hiểu về X Quang Khớp Gối Bình Thường.
Chụp X-quang khớp gối là gì? X Quang Khớp Gối Bình Thường
Chụp X-quang là kỹ thuật sử dụng loại máy có bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến để có thể phát ra các chùm tia X bức xạ cao, xuyên qua cơ thể và tạo ra hình ảnh giải phẫu các bộ phận trên cơ thể con người. Do canxi trong xương có thể hấp thụ nhiều bức xạ hơn nên xương thường được hiển thị rõ nét với màu trắng trên phim X-quang.
Các mô mềm, chẳng hạn như cơ, mỡ và các cơ quan khác hấp thụ ít bức xạ hơn, vì vậy chúng có màu xám ở nhiều mức độ khác nhau khi xem trên phim X-quang.
Chụp X-quang khớp gối là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng máy chụp X-quang kỹ thuật số để hiển thị các mô mềm và xương bên trong và xung quanh khớp gối của bạn. Các xương bao gồm xương bánh chè, một phần xương đùi và một phần xương ống chân. Một phần của xương bắp chân cũng có thể hiển thị trong kết quả hình ảnh chụp X-quang khớp gối.
Chụp X-quang giúp gì trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối?
Thông qua hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể xác định tình trạng xương khớp gối được chụp. Tùy vào vị trí tổn thương mà góc chụp có thể khác nhau (thẳng, nghiêng, chếch,…), mục đích là để dễ quan sát. Qua hình chụp X-quang có thể giúp nhìn thấy các vấn đề về khớp gối, bao gồm:
- Hẹp khe khớp: Các khe và bờ khớp không đồng đều.
- Đặc xương dưới sụn: Gặp ở phần đầu xương nơi tiếp xúc với sụn khớp, qua X-quang cho thấy tại phần xương đặc có một số hốc nhỏ sáng hơn.
- Mọc gai xương: Gai xương được mọc ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Qua X-quang có thể nhìn thấy hình ảnh gai xương thô và đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.
- Tiêu xương: Trong vùng tiêu xương, mật độ cản quang có thể đồng nhất hoặc có vách ngăn, cũng có khi xuất hiện hình vôi hóa hoặc hình nốt cản quang đậm do mảnh xương chết tạo nên.
- Loãng xương: Do mật độ canxi trong xương giảm nên các vân xương và bè xương thường hiện rõ trên phim chụp.
Như vậy, X-quang đóng góp một phần trong chẩn đoán xác định các bệnh lý khớp gối bên cạnh các tiêu chuẩn khác và giúp xác định mức độ bệnh để có hướng điều trị hiệu quả nhất. Ví dụ, trong bệnh thoái hóa khớp, X-quang giúp xác định hình ảnh gai xương bên cạnh các yếu tố khác (chọc dịch khớp để xác định dịch có thoái hóa không, yếu tố tuổi tác > 38 tuổi, bị cứng khớp dưới 30 phút, khó khăn trong vận động…).
Hơn nữa, X-quang còn giúp xác định các mức độ thoái hóa khớp, từ đó giúp đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân:
- Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai
- Giai đoạn 2: Mọc gai xương nhìn thấy rõ
- Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp ở mức vừa
- Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm theo xơ xương dưới sụn
X-quang còn kết hợp với thăm khám bệnh giúp chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối. Đối với viêm khớp dạng thấp sẽ có hình ảnh bào mòn, mất khoáng ở đầu xương thành dải, khe khớp hẹp; bệnh giả gút có hình ảnh vôi hóa sụn khớp, thoái hóa khớp có xuất hiện gai xương…
Nguyên nhân bệnh Thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc công việc và béo phì.
- Cũng có một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….
- Thoái hóa khớp gối có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.
- Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu (vỡ, rạn, nứt, gãy…).
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa khớp gối
Từ nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến các đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như sau:
- Tuổi tác: những người lớn tuổi, đặc biệt người già có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
- Những người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều.
- Những người béo phì.
- Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi…
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể phát hiện trên X-quang
Một số vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp gối được thể hiện trên hình ảnh chụp X quang:
Hẹp khe khớp: Hiện tượng thường diễn ra không đều tại các khe và bờ khớp.
Gai xương: Gai xương hình thành tại vị trí tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Khi chụp X quang, hình ảnh gai xương hiện lên thô và đặc. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện những mảnh xương, sụn vỡ và rơi ra còn lưu lại trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.
Đặc xương dưới sụn: Tình trạng này xuất hiện ở phần đầu xương nơi tiếp xúc với sụn khớp. Trong hình ảnh chụp X quang, ta có thể thấy một số hốc nhỏ sáng hơn tại phần xương đặc.
Tiêu xương: Mật độ cản quang có thể đồng nhất hoặc có vách ngăn trong vùng tiêu xương. Bên cạnh đó, bác sĩ phát hiện được sự xuất hiện hình vôi hóa hoặc hình nốt cản quang đậm bắt nguồn từ những mảnh xương chết.
Loãng xương: Hình ảnh chụp X quang thể hiện rõ tình trạng suy giảm mật độ xương.
Mòn khớp gối: Là hiện tượng phổ biến và dễ dàng nhận thấy nhất trong hình ảnh chụp X quang. Tình trạng này thường được chia làm 2 loại:
- Mòn khớp gối không hoàn toàn: Lớp chất nhầy và độ trơn trên sụn khớp suy giảm. Do đó, bề mặt khớp sẽ không còn đồng đều như trước. Lúc này, hình ảnh chụp X quang sẽ tái hiện rõ khe khớp bị hẹp. Độ hẹp càng lớn chứng tỏ quá trình thoái hóa đang diễn biến trầm trọng hơn.
- Mòn khớp gối hoàn toàn: Đây là tình trạng lớp sụn khớp bị mất hẳn. Khi chụp X-quang, bác sĩ sẽ phát hiện được khe khớp bị hẹp hoàn toàn và xương bị ăn mòn.
Một số dấu hiệu khác trên phim chụp: Bên cạnh dấu hiệu ăn mòn và vị trí thoái hóa khớp gối, hình ảnh chụp X quang còn cung cấp cho bác sĩ một số thông tin như:
- Cấu trúc xương có sự thay đổi bất thường, dính khớp xương hoặc chồng lên nhau.
- Bao hoạt dịch bị ăn mòn, dịch khớp có thể tràn ra ngoài gây sưng, đau, cứng khớp, cản trở vận động.
- Gai xương hình thành ở rìa khớp.
- Xuất hiện dấu hiệu cảnh báo tình trạng loãng xương.
Bài viết trên là những chia sẻ của Icare-Plus về X Quang Khớp Gối Bình Thường – vai trò của x quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.