Ra máu sau khi chuyển phôi là hiện tượng thường thấy ở các mẹ bầu IVF. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau chuyển phôi không ra máu báo hiệu điều gì khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng, bất an. Chuyên gia nói gì về hiện tượng này, hãy cùng Icare-Plus tham khảo lời khuyên từ các bác sỹ trong bài viết sau đây.
Trả lời: Sau Chuyển Phôi Không Ra Máu Báo Hiệu Đã Mang Thai Thành Công?
Ra máu báo thai là hiện tượng thường gặp ở các ca chuyển phôi IVF thành công. Tuy nhiên, theo các bác sĩ có chuyên môn đây không phải là dấu hiệu duy nhất báo hiệu sự thành công của ca thụ tinh ống nghiệm.
Theo các chuyên gia, tùy theo tình trạng cơ thể của từng người. Mà lượng máu báo thai và thời gian nó xuất hiện có thể không giống nhau. Có nhiều trường hợp không xuất hiện máu báo thai, nhưng ca thụ tinh vẫn thành công. Sản phụ vẫn mang thai và trải qua kỳ thai nghén hoàn toàn khỏe mạnh.
Cá biệt có những trường hợp máu báo thai ra rất ít. Chỉ một vài giọt hoà với dịch âm đạo xuất hiện ở quần chip, khiến sản phụ không biết và lầm tưởng đó là dịch âm đạo thông thường.
Theo thống kê, có đến 65% trường hợp chị em xuất hiện máu báo thai khi mang thai. Thay vào đó, mẹ bầu sẽ nhận ra tình trạng mang thai của mình thông qua những dấu hiệu khác của cơ thể.
Tìm hiểu về hiện tượng máu báo thai
Máu báo thai là một lượng máu nhỏ chảy ra từ âm đạo và thường xuất hiện trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau thụ thai, tuy nhiên cũng có trường hợp ra máu muộn hơn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máu báo thai là do trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo thành 1 hợp tử rồi sau đó tiếp tục di chuyển vào tử cung để làm tổ. Quá trình phôi bám vào niêm mạc tử cung có thể làm cho lớp niêm mạc bị bong dẫn đến tình trạng chảy một ít máu gọi là máu báo thai.
Máu báo thai ở mỗi người sẽ có đặc điểm khác nhau, về màu sắc thì máu có thể hồng nhạt, hoặc đôi khi cũng có màu nâu. Chính vì máu xuất hiện với số lượng rất ít thường chỉ vài giọt cho nên nhiều chị em thường không để ý. Ngoài ra, máu báo thai cũng khó phát hiện bởi không đi kèm triệu chứng đau bụng như máu kinh hay bất cứ biểu hiện bất thường gì khác.
Làm sao phân biệt ra huyết do phôi làm tổ hay ra kinh?
- Ra huyết do phôi làm tổ có 3 điểm “nhẹ” hơn ra kinh: lượng ít hơn, màu sẫm hơn, ngắn ngày hơn.
- Số lượng: Có thể từ một giọt đến chảy máu nhẹ. Khi bắt đầu hành kinh lượng kinh cũng thường ít, tuy nhiên, nó sẽ tăng dần còn ra huyết làm tổ thì không.
- Màu: Màu hồng hoặc nâu sậm còn máu kinh sẽ đỏ sậm.
- Thời gian: Quá trình làm tổ có thể kéo dài vài giờ hoặc không quá ba ngày nên thời gian ra huyết thường ngắn hơn so với hành kinh.
Mỗi phụ nữ là duy nhất và các triệu chứng cũng như hiện tượng chảy máu mà các chị đang trải qua cũng vậy, sẽ không giống nhau cho tất cả mọi người.
Bạn cần làm gì khi có ra máu sau chuyển phôi
Cần làm gì khi ra máu sau chuyển phôi, được đánh giá mức độ ra máu, nếu ra máu bình thường thì cần:
- Bình tĩnh tiếp nhận, do đây là hiện tượng thường diễn ra
- Đi lại nhẹ nhàng sau chuyển phôi, không nằm một chỗ quá nhiều
- Không quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng đầu.
- Đặt progesterone theo đường khác: Uống hoặc đặt hậu môn nếu dịch âm đạo ra nhiều
- Gặp bác sĩ sản phụ khoa để được khám và tư vấn rõ hơn, tránh hoang mang lo lắng
Ngoài ra máu bình thường, một phụ nữ có thể ra máu nguy hiểm đe dọa đến thai nhi hoặc thậm chí là tính mạng của cô ấy. Đặc điểm của chảy máu nguy hiểm: Chảy máu nhiều trong thời gian ngắn, có màu hồng tươi hoặc đỏ. Chảy máu kèm theo đau bụng cơn dữ dội. Chảy máu lâu ngày, kéo dài hơn 3-4 ngày.
Sau khi chuyển phôi không ra máu báo liệu đã mang thai thành công? Là thắc mắc chung của rất nhiều phụ nữ vừa trải qua quá trình chuyển phôi với mong muốn mang thai thành công. Icare-Plus chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên thường xuyên theo dõi blog của viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Để trau dồi thêm những kiến thức trong quá trình mang thai và hậu mang thai.