Nước Mũi Xanh Đặc Ở Trẻ – Nước mũi, dịch mùi là một dấu hiệu cảnh báo cho về tình trạng sức khỏe của trẻ. Đây cũng là một sản phẩm có giá trị giúp chẩn đoán bệnh lý. Dịch nước mũi tiết ra mỗi ngày có thể khô, lỏng, nhầy với những màu sắc khác nhau. Để hiểu hơn mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Icare-Plus.
Lý giảiNước Mũi Xanh Đặc Ở Trẻ từ đâu ra
Nước mũi (hay dịch nhầy) trong suốt có tác dụng làm ẩm không khí qua mũi, và giữ lại bụi bẩn hay các tác nhân gây bệnh để lớp lông mao trong mũi đẩy xuống cổ họng hoặc chảy ra ngoài, do vậy đây là một cách cơ thể tự bảo vệ chính mình.
Tuy nhiên, nếu mầm bệnh đủ mạnh sẽ có thể vượt qua lớp dịch nhầy và tấn công cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ hành động để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, các tế bào trong mũi sẽ sản xuất nhiều dịch nhầy hơn để cuốn trôi các mầm bệnh đó đi.
Nếu có nhiều mầm bệnh thì hệ miễn dịch sẽ gửi đến số lượng lớn tế bào bạch cầu trung tính – loại tế bào này có chứa một loại enzyme màu xanh lục. Sự tập trung lớn của chúng sẽ khiến nước mũi có màu xanh.
Những nhầm lẫn thường gặp
Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn triệu chứng chảy nước mũi xanh đặc như một biểu hiện nhiễm trùng. Vì vậy bắt buộc phải dùng kháng sinh cho trẻ. Tuy nhiên đây là một quan điểm chưa chính xác. Hậu quả có thể là lạm dụng kháng sinh khiến trẻ có nguy cơ kháng kháng sinh sau này.
Những nghiên cứu đã cho thấy màu sắc của dịch nhầy mũi không có ý nghĩa trong việc phân biệt nhiễm vi khuẩn và virus. Do đó càng không thể là yếu tố quyết định việc có sử dụng thuốc kháng sinh hay không.
Trẻ chảy nước mũi xanh đặc chỉ là hiện tượng trong quá trình diễn tiến tự nhiên. Nó xảy ra khi đường hô hấp phản ứng với các vi sinh vật gây bệnh nói chung. Màu sắc thay đổi không có nghĩa là bệnh đang trở nặng. Đa phần trẻ sẽ đáp ứng với các biện pháp chăm sóc thông thường và chóng khỏi.
Trẻ chảy nước mũi xanh có nguy hiểm không?
Trẻ bị chảy mũi xanh có sao không còn tùy thuộc vào từng cơ địa của trẻ. Khi bé bị sổ mũi xanh đơn thuần, cha mẹ không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho trẻ. Song nếu không được chăm sóc đúng cách, dịch mũi sẽ được tiết ra nhiều hơn khiến trẻ ho và khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vui chơi hàng ngày.
Đặc biệt, nếu trẻ bị sổ mũi xanh kèm theo sốt kéo dài từ 3 – 4 ngày liên tiếp, nôn ói, đau nhức sau ổ mắt, nặng đầu thì có thể nghi ngờ bé bị viêm xoang do vi khuẩn hoặc một số biến chứng khác. Lúc này, ba mẹ hãy kịp thời đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
Khắc phục tình trạng nước mũi bé màu xanh như thế nào?
- Tăng lượng chất lỏng:
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, sữa… để cung cấp thêm nước cho cơ thể, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong mũi.
- Chú ý cân bằng độ ẩm trong phòng:
Không khí khô, độ ẩm thấp (như khi mở điều hòa liên tục) gây khô mũi, khiến dịch nhầy đặc quánh, khó thoát ra ngoài. Gia đình có trẻ nhỏ nên sử dụng nhiệt ẩm kế để biết được chỉ số nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Khi thấy độ ẩm quá thấp có thể dùng máy phun sương, tạo độ ẩm để cân bằng, tránh gây khô họng khô mũi.
- Xông hơi:
Xông hơi nước ấm sẽ giúp giảm nghẹt mũi xoang, giúp dịch mũi thoát ra ngoài dễ hơn. Cách đơn giản nhất là mở vòi nước ấm nóng trong nhà tắm, đóng cửa lại để hơi nước bay khắp phòng, sau đó vào tắm hoặc ngồi trong phòng tắm khoảng 10-15 phút.
- Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
Khi xịt, rửa mũi, dịch nhầy kèm bụi bẩn, virut, vi khuẩn gây bệnh sẽ theo nước muối chảy ra ngoài, nên hốc mũi sẽ thông thoáng và dễ thở hơn. Ngoài ra, nước muối sẽ giúp sát khuẩn, nhờ vậy sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm mũi xoang hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Do vậy, đây là biện pháp được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên, cần phải xịt mũi, rửa mũi cho trẻ đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bài viết trên đây về nguyên nhân xuất hiện Màu Nước Mũi Xanh Đặc Ở Trẻ. Icare-Plus hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.