Trẻ em là đối tượng dễ bị các bệnh viêm họng, viêm mũi… tuy nhiên một số phụ huynh khi gặp triệu chứng như vậy đã sử dụng kháng sinh cho con mình. Vậy thì khi nào cần dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em. Các loại thuốc Kháng Sinh Gói Cho Trẻ Em nào an toàn? Hãy cùng Icare-Plus tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Thuốc kháng sinh là gì? Kháng Sinh Gói Cho Trẻ Em
Kháng sinh là gồm 2 loại, có thể do những chất tổng hợp hay bán tổng hợp hoặc được vi sinh vật tiết ra với nồng độ rất thấp nên có khả năng đặc hiệu, kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn mà không gây độc tính trầm trọng cho cơ thể người.
Có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau, có công dụng riêng biệt đối với từng loại vi khuẩn, chẳng hạn như một số loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, trong khi đó một số loại chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của một loại vi khuẩn duy nhất.
Có thể phân kháng sinh thành 9 nhóm như sau:
- Beta-lactam
- Aminoglycoside
- Macrolide
- Lincosamide
- Tetracycline
- Phenicol
- Peptid
- Quinolon
- Các nhóm kháng sinh khác: Sulfonamid, Oxazolidinone, 5-nitro imidazole
Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp kháng lại tình trạng nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm. Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách:
- Thuốc có thể tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn.
- Ngoài ra, thuốc có thể giúp ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn.
- Không những vậy, kháng sinh còn giúp ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn.
Các loại kháng sinh cho trẻ em
Ngày nay, có nhiều loại kháng sinh khác nhau có tác dụng trên các loại vi khuẩn khác nhau. Sau đây là danh sách các kháng sinh được dùng cho trẻ em:
Nhóm kháng sinh Beta-lactam
Penicillin (Penicillin G và Amoxicillin)
Thuốc kháng sinh Amoxicillin là thuốc đầu tay đối với các bệnh như viêm xoang và viêm tai giữa do vi khuẩn, nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Liều lượng:
- Amoxicillin: 50 – 100mg/ kg/ ngày chia 2 – 3 lần
- Liều dùng thông thường: sử dụng trong vòng 10 ngày.
Cephalosporin (Cefuroxime, Ceftibuten)
Nhóm này được dùng trong các trường hợp viêm tai giữa phức tạp, viêm phổi, trẻ có tiền sử viêm tai giữa tái phát và viêm xoang do vi khuẩn.
Liều dùng:
- Cefuroxime là kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 liều dùng 20 – 30 mg/ kg/ ngày chia 2 lần, trung bình cứ 1 gói 125 mg cho trẻ 5kg.
- Cefaclor cũng là kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 liều dùng 1 gói 126 mg cho trẻ 5 kg.
Thuốc ức chế beta-lactamase (Amoxicillin – axit clavulanic)
Nhóm này cũng được dùng trong các trường hợp viêm tai giữa phức tạp, một số dạng viêm phổi và trẻ có tiền sử viêm tai giữa tái phát và viêm xoang nặng do vi khuẩn, nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới.
- Liều dùng tính theo liều amoxcillin: 50 – 90 mg/ kg/ ngày chia thành 2 – 3 lần.
Lưu ý:
- Thành phần clavulanic dễ gây tiêu chảy, vì vậy nên lựa chọn các chế phẩm có hàm lượng clavulanic thấp.
- Nên sử dụng kèm men vi sinh (enterogeminal, entergran…) uống cách kháng sinh 1 – 2 giờ.
Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid (Erythromycin, Azithromycin)
Có thể khẳng định Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng, các bệnh lý về cho gà, viêm phổi nhẹ. Những loại thuốc này được dùng trong thời gian ngắn từ 3 – 5 ngày. Cụ thể:
- Thuốc kháng sinh Erythromycin: 40 – 50 mg/ kg/ ngày chia 2 lần, trung bình 1 gói 250mg cho trẻ 5kg.
- Thuốc kháng sinh Azithromycin: 10 mg/ kg/ ngày chia 2 lần, uống lúc bụng đói.
- Thuốc kháng sinh Clarythromycin: 15 mg/ kg/ ngày chia 2 lần.
Nhóm kháng sinh điều trị tại chỗ
Với trường hợp bị viêm tai giữa cấp có mủ, sau khi vệ sinh rửa sạch mủ có thể nhỏ kháng sinh dạng dung dịch như: Ciprofloxacin, Chloramphenicol…
Nhóm sulfat (sulfamethoxazole + trimethoprim)
Thuốc này được dùng để điều trị nhiễm trùng do tụ cầu và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tuy nhiên nhóm kháng sinh này không khuyến khích sử dụng rộng rãi vì khả năng gây dị ứng cao và nguy hiểm cho một số trẻ có bệnh lí về máu.
Vì vậy, nên lựa chọn nhóm kháng sinh an toàn và hiệu quả cao.
Lời khuyên khi dùng kháng sinh cho trẻ em
Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ không xấu, nhưng sử dụng bừa bãi, quá liều, không đúng cách thì không tốt cho trẻ chút nào, hãy hạn chế sử dụng kháng sinh cho con nếu không quá cần thiết. Nếu bệnh của con được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để sử dụng cho bé một cách an toàn và hiệu quả:
- Không nên ngừng uống kháng sinh khi chưa hết liều được kê đơn:
Khi cha mẹ thấy con sau vài ngày uống thuốc đã khỏe hơn, không còn nhiều triệu chứng bệnh thì cũng không nên cho con ngừng uống thuốc khi chưa hết liều được bác sĩ kê đơn.Việc không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đem đến nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ vì vi khuẩn có thể còn sót lại và tiếp tục sinh sôi với sự biến đổi tinh vi hơn.
- Không tự ý dùng kháng sinh cho lần ốm sau của trẻ:
Phụ huynh không nên mua kháng sinh cho con giống với những lần ốm trước đó vì con có biểu hiện tương tự. Tuy có cùng biểu hiện nhưng không có nghĩa đều là bệnh do vi khuẩn gây nên, bệnh do virus cũng có biểu hiện tương tự.
- Cho con uống thuốc với nhiều nước lọc và sau khi đã ăn no (hoặc vào thời gian chỉ định của bác sĩ).
- Bổ sung lợi khuẩn hoặc sữa chua cho bé vì kháng sinh có thể đã tiêu diệt cả những vi khuẩn tốt trong đường ruột, ảnh hưởng tiêu hóa, gây ra tiêu chảy, buồn nôn,…
- Hạn chế cho bé ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nên bổ sung thêm sắt và các loại vitamin.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về các loại thuốc Kháng Sinh Gói Cho Trẻ Em cha mẹ cần biết. Icare-Plus hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích cho cha mẹ, giúp cha mẹ có cách chăm sóc sức khỏe cho bé nhà mình được tốt hơn.