Tăng cân đột ngột là nỗi ám ảnh không chỉ của các chị em phụ nữ mà còn ở nam giới. Đặc biệt, khi cân nặng bạn đã ổn định trong thời gian dài, nhưng bất ngờ tăng đột ngột. Hãy cùng Icare-Plus tìm hiểu nguyên nhân Tăng Cân Đột Ngột Ở Nam Giới trong bài viết sau.
Nguyên nhân Tăng Cân Đột Ngột Ở Nam Giới
- Do rối loạn tuyến giáp
Rối loạn ở tuyến giáp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân. Khi bị rối loạn, tuyến giáp không thể sản xuất được đủ hàm lượng hormone cho cơ thể, khiến bạn gặp nhiều nguy cơ bị bệnh suy giáp và tăng cân bất thường.
Trong trường hợp này, các biện pháp giảm cân, kiểm soát cân nặng sẽ không có hiệu quả và bạn cần phải điều trị bệnh về tuyến giáp triệt để.
- Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến cân nặng của bạn tăng lên đột ngột như thuốc chống trầm cảm chúng sẽ ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIS) như Prozac, Zoloft, Paxil có thể gây tăng cân cho bạn. Hay thuốc chữa bệnh tim (thuốc chẹn beta) là hai thủ phạm phổ biến ta thường gặp.
Thuốc hỗ trợ giấc ngủ theo toa, thuốc giảm đau và thậm chí một số loại thuốc kháng histamine ngăn chặn dị ứng cũng có thể gây tăng cân nhanh cho bạn.
- Bệnh cơ xương khớp
Viêm xương khớp và các bệnh xương khớp khác có ảnh hưởng đến cơ bắp, cột sống và khớp trong cơ thể. Nó cũng có thể khiến bệnh nhân tăng cân đột ngột. Nguyên nhân có thể là các cơn đau nhức xương khớp sẽ làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân, do đó việc đốt cháy chất béo và calo dư thừa sẽ bị hạn chế.
Trong trường hợp nghi ngờ bị các bệnh về xương khớp, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám để được chỉ định điều trị phù hợp.
- Ăn quá nhiều muối
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, ăn quá mặn sẽ khiến hàm lượng natri tăng. Từ đó gây mất cân bằng trong cơ thể và tích trữ nước.
Bánh mì, bánh mì sandwich, thịt nguội và thịt hộp, xúc xích là một trong những món ăn nhiều natri hàng đầu nằm trong blacklist. Theo khuyến cáo, mọi người không nên ăn quá 2.300 miligam natri mỗi ngày.
Tăng cân đột ngột đi kèm những dấu hiệu sau sẽ rất nguy hiểm
- Tăng cân đi kèm khó ngủ
Việc ngủ quá ít làm gia tăng nồng độ hormone ghrelin – đóng vai trò tạo tín hiệu cho cơ thể biết đã đến giờ ăn, đồng thời làm giảm nồng hộ leptin – hormone truyền đi cảm giác no bụng.
Việc thức khuya để “cày” thêm một tập phim có thể khiến bạn tăng cân. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Sleep vào năm 2018, những người ngủ thêm một giờ/tuần tiêu hao nhiều chất béo hơn những người ngủ ít hơn một giờ. Cả 2 đối tượng đều ăn cùng lượng calo/kg trọng lượng cơ thể.
- Tăng cân kèm cảm giác chướng bụng thường xuyên
Ruột non dựa vào các vi khuẩn có lợi để hoạt động bình thường, nhưng cũng chứa các vi khuẩn có hại. Khi mất cân bằng giữa lợi khuẩn và vi khuẩn có hại có thể dẫn tới chứng phát triển vi khuẩn quá mức ở ruột non (SIBO).
Bệnh này sẽ gây tích tụ khí (hơi) ở ruột gây cảm giác chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy và tăng cân. Trong những trường hợp này, thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều chỉnh sự gia tăng bất thường vi khuẩn ở ruột non.
- Tăng cân đi kèm stress
Khi thường xuyên bị stress, cơ thể sản sinh ra adrenaline và hormone cortisol nhiều hơn mức bình thường. Cortisol khiến cơ thể tích tụ chất béo và dễ gây béo phì.
Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, khó ngủ hoặc cảm thấy mất hứng thú với những sở thích trước kia, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ tâm thần để có những điều chỉnh cần thiết.
Chia sẻ cách kiểm soát cân nặng hiệu quả
Để tránh nguy cơ tăng cân bất thường, duy trì một sức khỏe tốt, bạn cần lưu ý đến một số cách kiểm soát cân nặng sau đây:
- Ăn những món ăn đa dạng: Bạn nên duy trì ăn khoảng 50% lượng rau và trái cây trong khẩu phần ăn mỗi ngày, loại bỏ những chất béo có hại ra khỏi thực đơn và tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Nên thay đổi các món ăn hàng ngày để cơ thể dễ dàng chuyển hóa năng lượng.
- Cần ghi nhật ký cân nặng và thực phẩm sử dụng: Đây là cách tự theo dõi quá trình kiểm soát cân nặng để biết được chế độ ăn uống có đạt được hiệu quả hay không.
- Cần hoạt động thể chất thường xuyên hơn: Bạn nên dành thời gian để rèn luyện thể chất mỗi ngày, tăng lượng bài tập và tăng cường độ tập luyện dần dần sau mỗi lần tập.
- Phải kiểm soát sự kích thích khi ăn uống: Không để cơ thể rơi vào trạng thái thèm ăn quá nhiều, không ăn vặt, không đi nhậu và nên tránh những đồ uống giàu calo.
- Kiểm soát cân nặng: Cần lên kế hoạch kiểm soát cân nặng hợp lý và luôn lạc quan cũng như quyết tâm để thực hiện.
Trên đây là những chia sẻ của Icare-Plus về một số những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng Tăng Cân Đột Ngột Ở Nam Giới và các tác hại cơ thể có thể gặp phải. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu tăng cân mất kiểm soát, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, phát hiện sớm các yếu tố gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.