Nếu bạn đam mê thủ công và đồ handmade, air dry clay hay còn gọi là đất sét tự khô hẳn là một cái tên không hề xa lạ. Những tác phẩm như hoa đất sét, đồ chơi đất sét phần lớn đều được tạo nên từ loại đất này. Vậy Đất Sét Tự Khô Mua Ở Đâu, mời bạn cùng bạn Icare-Plus theo dõi bài viết sau.
Thắc mắc: Đất Sét Tự Khô Mua Ở Đâu?
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, ngoài việc đến trực tiếp các cửa hàng văn phòng phẩm để tìm mua đất sét tự khô, thì bạn hoàn toàn có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử như Shoppee, Lazada, TiKi,… với đa dạng mẫu mã và giá cả. Điều quan trọng bạn cần lựa chọn được nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng.
đất sét tự khô là gì?
Đất sét tự khô là một loại đất sét nhân tạo có đặc tính tự khô khi tiếp xúc với không khí. Thành phần chính tạo nên đất sét tự khô gồm có các loại bột và keo. Tuỳ vào tỉ lệ, công thức riêng của mỗi nhà sản xuất mà đất sét có thể khô nhanh hay chậm. Tuy vậy, đặc điểm chung của đất sét tự khô đó là rất dễ tạo hình đất sét khi còn ướt, nhưng khi để khô hoàn toàn ở nhiệt độ phòng thì vô cùng cứng và bền.
Vài năm về trước khi đất nặn tự khô còn khá mới mẻ, chỉ có 2 loại chính trên thị trường là đất sét Nhật và đất sét Thái. Dạo gần đây, khi đất sét tự khô phổ biến hơn, các loại đất sét cũng ngày càng trở nên đa dạng, không chỉ đến từ Nhật, Thái mà còn cả các nước châu Âu, Úc, Mỹ. Bên cạnh đất sét màu trắng truyền thống, một số hãng còn sản xuất đất sét sắc màu.
Đất sét tự khô không khó tìm, nhưng với vô vàn chủng loại, nhãn hiệu và các dụng cụ đi kèm để tạo hình đất sét, hẳn không ít bạn sẽ hoang mang không biết nên chọn loại nào. Tin vui cho bạn, đã có Be Happier Clay Box nhà Crabit Craft ở đây. Chỉ với chiếc hộp này, bạn đã có thể “nặn cả thế giới”, tha hồ sáng tạo cùng đất nặn tự khô.
Phân loại đất sét tự khô
Ngoài ra đất tự khô còn có 3 loại riêng biệt:
- Đất resin – Resin clay:
Là loại đất tự khô có 1 ít thành phần nhựa resin, sau khi khô đất sẽ trong, màu trắng đục. Màu sẽ đậm hơn 2 tông so với màu khi pha với đất. Phù hợp cho minifood, chibi,…
- Đất bột giấy – Air drying clay:
Là loại đất có thành phần bột giấy, sau khi khô rất nhẹ, hơi phồng lên một tí. Màu sẽ bằng hoặc nhạt hơn 1 tông so với màu khi pha với đất. Phù hợp cho hoa đất, chibi,…
- Đất bột đá – Stone clay:
Là loại đất có thành phần bột đá, đây là loại đất đặc biệt dành riêng cho làm búp bê và tượng, đất nặng, vì bột đá nên đất sẽ không mịn bề mặt mà cần phải chà nhám liên tục để đạt độ bóng láng. Với loại đất này các bạn lưu ý sử dụng lớp lót màu (doll finisher) lên trước khi tô hoặc xịt sơn màu bằng máy xịt sơn cầm tay.
Ưu nhược điểm của đất sét tự khô
Ưu điểm:
- Đất nhẹ, mềm, dẻo, dễ dàng xử lý, có thể cán mỏng
- Giá thành trung bình cho 1 gói đủ xài
- Linh hoạt trong việc pha màu, có thể trộn màu trực tiếp với đất hoặc tô lên
- Mang lại cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế cho thành phẩm
- Không cần lò nung
- Có thể thao tác tạo hình hoàn toàn bằng tay
Nhược điểm:
- Kị nước, không thể tiếp xúc với nước quá nhiều
- Khó bảo quản, nếu lọt không khí vào đất sẽ bị khô cứng
- Trộn màu dễ bị lem do đất có độ kết dính cao
- Dễ bị dính vào tay đối với các bạn có đôi tay nóng ẩm
- Phải rửa tay thật sạch hoặc đeo găng tay khi làm để tránh bám bụi vào đất
So sánh đất sét tự khô với đất polymer
Thứ nhất: Màu sắc:
- Đa phần đất sét tự khô, đất Nhật hay đất Thái sẽ mang màu trắng, đơn màu.
- Đất polymer luôn có màu, màu có thể được nhào vô chung nhưng các nhà sán xuất luôn kích thích tiêu dùng bằng nhiều loại màu có sẵn.
Thứ 2: khi ra thành phẩm
- Màu sắc: đất sét tự khô thường sẽ không bao giờ có màu, ngay cà màu trắng. Màu sẽ chuyển về màu trong. Đất polymer sau khi nung giữ được nguyên vẹn màu sắc.
- Thành phẩm : thành phẩm của đất sét tự khô có thể cứng hoặc mềm hoặc dai, do hiện có rất nhiều loại trên thị trường với nhiều kiểu loại khác nhau. Đất polymer đa phần cái nào cũng giống nhau, sau khi nung là cứng vĩnh viễn.
Thứ ba: độ bền
- Đất sét tự khô, Nhật hoặc Thái, đều có độ bền tương đối tốt. Chịu được nhiệt độ cao. Sau khi khô cứng khó bị đập vở hoặc bẻ gãy. Tuy nhiên nếu để ở kết cấu mỏng, hoặc va đập quá mạng vẫn có thể gãy vỡ trong tạo hình thanh dài hoặc mỏng dài. Không chịu được nước.
- Đất sét polymer ra sản phẩm bền chắc, độ cứng khá hoàn hảo và gần như không thể nào phá hỏng kết cấu dù tạo hình có mong manh đi chăng nữa. Chống chịu được cả nhiệt lẫn nước.
Thứ tư: làm khô cứng
- Đất tự khô thường có thời gian khô cứng là nửa ngày tới 1 ngày.
- Đất polymer chỉ cứng khi nung
Thứ năm: Bảo quản:
- Đất sét tự khô cần có sự bảo quản khá kỹ. Cần có 1 bộ kem: kem ủ, mềm, đi kèm để phòng tránh trường hợp bị khô do nặn lâu hoặc lỡ để bên ngoài.
- Đất sét polymer thì tốt hơn và dễ dãi hơn trong khoảng này, nhưng đa phần lại sai sót. Thật ra đất polymer cũng cần được bảo quản, nhưng chỉ là không quá khắt khe. Đất sau tầm 2 3 tháng, hoặc ngắn hơn do khí hậu Việt Nam nóng ẩm, có thể làm đất bị khô, se cứng lại và bở khi nhào nặn.
Bài viết trên đây giải đáp Đất Sét Tự Khô Mua Ở Đâu? Icare-Plus mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.